Thức ăn dinh dưỡng – Điều quan trọng nhất trong chăn nuôi

thuc-an-dinh-duong-cho-ga
Đánh giá post

Những tiêu chí chọn thức ăn phù hợp trong chăn nuôi gà:

Vấn đề chọn lựa các loại thức ăn cho gà như thế nào để đạt năng suất là câu hỏi của rất nhiều bà con nông dân khắp mọi tỉnh thành đặt ra. Chúng ta luôn biết chăn nuôi bất cứ giống vật gì là phải cho chúng ăn uống, ngủ nghỉ nhưng chọn thức ăn ra sao, cho ăn theo cách nào lại là một vấn đề khác cần tìm hiểu. Ở bài viết này sẽ nói chi tiết nhất giúp bà con có thể hình dung ra quy trình và sẽ lựa chọn được cách chăn nuôi gà hợp lý nhất.

CÁC LOẠI THỨC ĂN CHO GÀ VÀ KHẨU PHẦN ĂN:

Chúng ta đều đã biết tới thành phần các chất cần thiết cần có trong khẩu phần ăn của gà và nguyên liệu để pha chế gồm những gì. Đồng thời cũng nắm được nhu cầu ăn uống của gà trong từng giai đoạn phát triển tốt. Nhờ đó, ta có thể tự tìm ra công thức về khẩu phần ăn thích hợp với từng loại gà.

Các bạn nên cân nhắc rõ ràng để chọn lựa một công thức về khẩu phần ăn hợp lý cho đàn, bạn có thể đặt ra nhiều câu hỏi và sau đó có thể tự tìm câu trả lời. Ví dụ như:

– Liệu số liệu chất đạm ở công thức có thiếu không?

– Chất bột đường liệu có dư thừa lắm không?

thuc-an-tu-nhien-cho-ga

– Có nên tăng thêm khoáng chất cho đàn không?

– Nên bớt cám hay tấm?

NHU CẦU DINH DƯỠNG THIẾT YẾU TRONG THỨC ĂN CHO GÀ:

Nhu cầu về chất đạm trong một khẩu phần thức ăn cho gà được tính như sau:

Gà vài ba tuần tuổi: 19 – 21 %

Gà giò: 18 %

Gà đẻ: 16 – 17 %

Gà thịt: 12 – 15 %

thuc-an-dinh-duong-cho-ga

** Lưu ý: Nếu khẩu phần ăn của gà có tỷ lệ đạm quá ngưỡng sẽ gây hại cho sức khỏe của gà và có thể giết chết nó.. Nhưng nếu trong thức ăn có tỷ lệ đạm quá thấp, gà sẽ bị ốm yếu, mang dịch bệnh, tăng trưởng chậm.

Nhu cầu về chất bột đường trong một khẩu phẩn ăn của gà sẽ được tính như sau:

Gà vài ba tuần tuổi: 40 – 45 %

Gà giò: 50 – 55 %

Gà trưởng thành: 54 – 60 %

Gà đẻ: 50 – 55 %

Gà thịt: 60 – 65 %

** Lưu ý thêm một chút là tỷ lệ chất bột đường trong mỗi khẩu phần ăn của gà nên tính toán lại cho hợp lý bởi vì nếu thiếu sẽ không cung ứng đủ nhiệt lượng cho gà sẽ khiến gà còi cọc, tăng trưởng chậm. Nếu trường hợp tỷ lệ chất bột đường dư thì sẽ sinh ra một lớp mỡ dự trữ khiến gà bị mật. Có thể thấy nuôi gà thịt thì có lợi, còn gà máu đẻ thì nân (béo phì), gà trống cũng giảm được khả năng đạp mái.

KẾ HOẠCH PHÂN LOẠI THỨC ĂN CHO GÀ:

Thức ăn tinh bột cho gà:

Kế hoạch sản xuất nguyên liệu thức ăn hữu cơ dành cho chăn nuôi gia cầm cần tổng số thức ăn cho 100 gà trong 120 ngày = 500 – 600 kg thức ăn. Phía dưới là năm loại cây trồng phổ biến mà người nông dân có thể đưa vào để sản xuất tạo nguồn thức ăn chăn nuôi hữu cơ từ lúc úm gà cho đến khi xuất bán.

Thức ăn đậm đặc cho gà:

Thức ăn đậm đặc thường vượt trội hơn các loại thức ăn cho gà khác bởi nó sở hữu hàm lượng protein cao, giàu chất khoáng,vitamin, có khả năng kích thích ngon miệng, mùi vị hợp để phối trộn với các loại bột ngũ cốc theo từng tỷ lệ phù hợp sẽ cho ra thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh để nuôi tất cả giống gà.

Một số vấn đề lưu ý khi sử dụng thức ăn chăn nuôi gà

1. Đối với thức ăn hỗn hợp công nghiệp:

Bà con chăn nuôi nên chọn những sản phẩm có thương hiệu, uy tín, chất lượng tốt trên thị trường.

Khi mua thức ăn hỗn hợp cần kiểm tra bao bì còn nguyên vẹn, có xuất xứ rõ ràng, có đầy đủ thông tin sản phẩm ghi trên bao bì

Mua thức ăn đảm bảo kích cỡ viên, hạt, mảnh phù hợp theo từng lứa tuổi, hướng sản xuất; không mua các sản phẩm đã hết hạn sử dụng, bị nhiễm nấm mốc, thức ăn có trộn các chất cấm (kích thích tăng trọng…).

2. Đối với thức ăn tự phối trộn

Các nguyên liệu để phối trộn thức ăn nên tận dụng các loại nguyên liệu sẵn có tại địa phương như: ngô, cám gạo, khoai, sắn… để giảm giá thành sản phẩm.

Nguyên liệu phối trộn phải đảm bảo chất lượng: Không dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, không ẩm mốc, sâu mọt, không có mùi lạ và không vón cục. Các loại nguyên liệu thức ăn trước khi phối trộn phải được nghiền nhỏ. Khi phối trộn phải tuân thủ theo quy trình và công thức để phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của gà.

Căn cứ vào số lượng gà nuôi và khẩu phần ăn để tính toán lượng thức ăn cần phối trộn. Thức ăn sau khi phối trộn xong cần đóng bao/thùng đủ lượng cho ăn trong ngày, sắp xếp riêng từng loại.

3. Bảo quản thức ăn

Thức ăn phải được bảo quản nơi khô ráo, cần có giá kê thức ăn và nguyên liệu, đảm bảo cách mặt đất ít nhất 20cm, không được đặt trực tiếp thức ăn xuống nền.

Kho chứa thức ăn phải sạch sẽ, thông thoáng, tránh chuột cắn bao bì gây ẩm mốc và hỏng thức ăn. Định kỳ vệ sinh kho, dọn dẹp thức ăn rơi vãi trong kho, diệt chuột và các côn trùng gây hại khác.

Đối với thức ăn tự phối trộn nên sử dụng trong vòng 7 – 10 ngày.

Đối với thức ăn hỗn hợp công nghiệp nên sử dụng theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Không bảo quản thức ăn cùng nơi để các loại hóa chất độc hại, để dụng cụ chăn nuôi, quần áo, không để thức ăn trực tiếp trong chuồng nuôi.

4. Sử dụng thức ăn

Khi cho gà ăn người chăn nuôi cần tuân thủ các nguyên tắc sau: trước khi cho ăn phải kiểm tra đàn gà, thức ăn thừa trong máng, kiểm tra chất lượng thức ăn bằng cảm quan về màu sắc, mùi vị và nấm mốc.

Gà ở lứa tuổi nào thì sử dụng loại thức ăn đó để phù hợp với sinh trưởng phát triển và hướng sản xuất của gà, không nên sử dụng một loại thức ăn cho nhiều lứa tuổi.

Lượng thức ăn cho gà trong ngày phải dựa vào nhu cầu và mục đích chăn nuôi để đảm bảo tiết kiệm và tăng hiệu quả sử dụng.

Khi thay đổi thức ăn cần chuyển dần trong vài ngày, không nên chuyển đột ngột sẽ làm cho gà kém ăn và rối loạn tiêu hóa.

Khi cho gà ăn cần đảm bảo thức ăn được sử dụng đồng đều, tránh hiện tượng ăn không đồng đều, dẫn đến gà còi cọc, chậm lớn.

Số lần cho ăn trong ngày phải phù hợp với từng lứa tuổi, giai đoạn nuôi, mục đích nuôi.

5. Quản lý thức ăn

Trong quá trình chăn nuôi cần phải ghi chép sổ sách đầy đủ, chính xác các thông tin liên quan đến sử dụng thức ăn như: Nhập nguyên liệu, thức ăn công nghiệp, quá trình cung cấp thức ăn cho gà tại chuồng theo khẩu phần ăn hàng ngày, bổ sung thuốc, vitamin vào thức ăn để phòng, chữa bệnh,… vào sổ theo dõi sẽ giúp cho việc kiểm soát và quản lý thức ăn tốt hơn.

Có thể nói trong chăn nuôi gà ngoài việc chọn giống tốt, chuồng trại đảm bảo yêu cầu, kỹ thuật chăn nuôi tốt, an toàn sinh học tốt, thức ăn đảm bảo chất lượng và phương pháp sử dụng thức ăn hợp lý thì việc kiểm soát tốt nguồn thức ăn từ mua, vận chuyển, bảo quản và cung cấp cho gà giúp chúng sinh trưởng phát triển tốt. Từ đó tạo ra sản phẩm đảm bảo chất lượng, tính cạnh tranh cao, giảm giá thành và tăng hiệu quả kinh tế.

chat fb
Gọi ngay