Sự khác biệt giữa máy ép cám viên trục đứng và máy đùn cám viên trục ngang

Đánh giá post

Với ngành nông nghiệp hiện nay, việc cung cấp đầy đủ thức ăn cho vật nuôi đang là một bài toán kinh tế khó khăn cho người chăn nuôi. Bởi giá thành thức ăn công nghiệp ngày càng tăng trong khi giá thành vật nuôi ngày càng giảm. Xuất phát từ các lí do trên mà nhiều hộ chăn nuôi đã sử dụng máy ép cám viên nhằm cải tạo, tiết kiệm chi phí chăn nuôi hết mức có thể.

may-ep-cam

Sử dụng máy ép cám viên nào để đảm bảo chi phí, tiết kiệm một cách tối đa nhất? Ngay sau đây, chúng tôi xin gửi tới bà con một số ưu – nhược điểm của máy ép cám viên thịnh hành nhất tại Công ty TNHH Bình Minh đó là máy ép cám viên trục đứng và trục ngang.
Hai dòng máy này có sự khác biệt gì và ưu điểm nổi bật gì? Hãy cùng nhau theo dõi bài viết “Sự khác biệt giữa máy ép cám viên trục đứng và trục ngang ” để hiểu hơn nhé!

Những điểm chung của máy ép cám viên trục đứng và máy ép cám trục ngang

Máy làm cám viên trục đứng và máy làm cám viên trục ngang đều có chức năng giống nhau là đùn ép những nguyên liệu hỗn hợp đã được trộn đều thành viên cám chăn nuôi. Viên cám sau khi ép xong không bị vỡ vụn, có độ kết dính có thể cho vật nuôi ăn ngay được và bảo quản lâu.

Bà con có thể thay đổi các kích thước viên cám thông qua việc thay đổi sàng với kích cỡ phù hợp để đáp ứng nhu cầu của người sử dụng.

Máy ép cám trục đứng và trục ngang có gì khác nhau ?

Mặc dù đều là những dòng máy móc có công dụng hỗ trợ người chăn nuôi tự sản xuất thức ăn cho đàn vật nuôi và mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, mỗi dòng máy lại có những đặc trưng, ưu điểm khác nhau, nguyên lý hoạt động và cho năng suất khác nhau.

1. Máy ép cám viên trục đứng

Máy ép cám viên trục đứng là dòng máy chế biến thức ăn chăn nuôi hiện đại nhất và được được người chăn nuôi sử dụng phổ biến hiện nay. Sở dĩ dòng máy này có tên gọi như vậy bởi vì cấu tạo của máy từ toa nạp, qua lô ép, mặt sàng,… đều được thiết kế dựa trên trục thẳng đứng.

– Các bộ phận như trục ép, mặt sàng, quả lô ép được đặt trên cùng một trục thẳng đứng.
– Ép đa dạng nguyên liệu thô điển hình thóc, ngô dạng hạt, hỗn hợp ngũ cốc hay các loại rau, ốc, cua và độ ẩm hỗn hợp 20%.
– Máy khỏe, chạy êm cho năng suất cao nhờ sử dụng hộp số vi sai.
– Điều chỉnh độ dài – ngắn của viên cám thông qua dao cắt.
– Linh động về động cơ, có thể sử dụng máy động cơ 220V hoặc 380V (tùy loại máy).

Trong quá trình máy hoạt động, quả lô ép và mặt sàng ma sát với nhau sinh ra nhiệt khoảng 60 – 70 độ C, có thể tiêu diệt vi khuẩn trong viên cám nên sau khi ép xong có thể cho vật nuôi ăn ngay.

Ngoài ra, bà con có thể thay đổi mặt sàng để điều chỉnh kích thước viên cám sao cho phù hợp với vật nuôi ( các kích thước mặt sàng phổ biến: 3ly – 4ly – 5ly ).

Máy ép cám trục đứng ép được những nguyên liệu gì?

Tất cả các dòng máy ép cám trục đứng đều tích hợp 3 chức năng nghiền – trộn – ép các loại nguyên liệu hỗn hợp. Đặc biệt, những nguyên liệu thô như ngô hạt, thóc, cua, ốc nhỏ, tép nhỏ, đầu cá nhỏ,… máy sẽ tự nghiền ép liên hoàn thành viên cám mà không cần sơ chế trước. Viên cám có độ kết dính cao, không bị vỡ vụn và viên cám sẽ được cắt ngắn trước khi di chuyển ra ngoài.

Video hoạt động của máy ép cám viên trục đứng

 

Những dòng máy ép cám viên trục đứng của công ty Bình Minh

Công Ty TNHH SX & TM Bình Minh là địa chỉ sản xuất máy ép cám viên uy tín. Hỗ trợ bà con phát triển chăn nuôi, Công ty chúng tôi cho ra đời 5 dòng máy ép cám viên với công suất và năng suất đa dạng:

Máy ép cám viên S150: máy sử dụng nguồn điện gia đình 220V, lắp động cơ 3 – 3.5k, đạt năng suất 100 – 150kg/giờ

Máy ép cám viên S200: máy sử dụng nguồn điện 380V – 3pha, lắp động cơ 4 – 5.5kw, năng suất từ 200 – 300kg/giờ

Máy ép cám viên S220: sử dụng nguồn điện 380V – 3pha, lắp động cơ 5.5kw, năng suất 250 – 400kg/giờ

Máy ép cám viên S250: sử dụng nguồn điện 380V – 3pha, lắp động cơ 7.5kw, năng suất 400 – 500kg/giờ

Máy ép cám viên S270: máy sử dụng nguồn điện 380V – 3pha, lắp động cơ 11kw, năng suất từ 400 – 600kg/giờ.

2. Máy đùn cám viên trục ngang

Máy đùn cám hay còn gọi là máy ép cám trục ngang, vì máy hoạt động chủ yếu dựa trên sự chuyển động của trục xoắn nằm ngang. Khi vận hành máy, động cơ điện chuyển động truyền lực qua dây đai đến trục ép. Tại đây, trục xoắn ép kiểu xoắn quay tròn, thực hiện nhiệm vụ nghiền các loại nguyên liệu đồng thời đẩy nguyên liệu về phía trước ép, nén chặt qua mặt sàng tạo thành viên.

tong-hop-3-may
tong-hop-3-may

– Với máy ép cám viên trục ngang thì trục đùn dạng xoắn đặt trên trục nằm ngang cùng với mặt sàng và dao cắt.
– Có thể ép các nguyên liệu với kích thước nhỏ như: bột cám, bã đậu, bã bia, rau, cá…
– So với máy trục đứng, tốc độ đùn ép chậm, lực ép yếu nên năng suất của máy chỉ khoảng 120 kg/giờ.
– Vì máy sử dụng dao cắt nên khi đùn ra thường có độ dài không đồng đều.
– Đây là dòng máy chủ yếu sử dụng trong các hộ chăn nuôi vừa và nhỏ và nguồn điện sử dụng chỉ 220V.

dun-hon-hop
dun-hon-hop

Máy trục đứng ép được các hạt còn máy trục ngang thì không?

Với máy ép cám viên trục đứng có khả năng ép được rất rất nhiều nguyên liệu với kích thước lớn điển hình như hạt thóc, ngô, cá khô, ốc, trùn quế…đạt năng suất cao. Tất cả là do máy sử dụng hộp số ô tô. Về kĩ thuật, bộ vi sai ô tô có nhiệm vụ giảm tải cho motor đồng thời nó sẽ tăng tốc độ hoạt động của trục ép giúp máy khỏe hơn và có thể nghiền ép nguyên liệu một cách nhanh chóng và dễ dàng.
Còn máy ép cám viên trục ngang thì sao? Máy hoạt động dựa vào chuyển động quay của trục xoắn cuốn nguyên liệu vào trong lòng và nghiền nát rồi đẩy chúng ta sàng tạo thành hình viên. Lực ép này yếu và chỉ có thể ép các nguyên liệu dạng mềm, thô điển hình đó là rau, cá hay cua nhỏ.

Khi mua máy đùn cám viên trục ngang tại Công ty Bình Minh bà con sẽ được tặng các mặt sàng đi kèm. Mỗi máy được trang bị 3 mặt sàng:

+ Máy đùn viên cám nhỏ gồm sàng 3ly – 5ly – 8ly

+ Máy đùn viên cám to gồm sàng 3ly – 4ly – 5ly

+ Máy đùn viên hỗn hợp gồm sàng 4ly – 5ly – 10ly

Video hoạt động của máy đùn cám viên trục ngang

chat fb
Gọi ngay