Quy trình sản xuất viên nén làm chất đốt

Đánh giá post

Viên nén gỗ là gì? Quy trình sản xuất viên nén gỗ ra sao? Viên nén gỗ hay còn gọi là viên nén mùn cưa, viên gỗ nén,… Viên nén gỗ được sử dụng rộng rãi trong: sưởi ấm, nấu nướng, chăn nuôi, trồng trọt, tạo ra năng lượng cho sản xuất công nghiệp,…

Viên nén gỗ là gì?

Viên nén gỗ hay còn gọi là viên nén từ mùn cưa, đây là loại nhiên liệu tiên tiến được sản xuất từ các vật liệu thừa của ngành gỗ, như mùn cưa, mạt cưa, vỏ bào, v.v. thông qua dây chuyền sản xuất viên nén gỗ hiện đại. Các viên nén gỗ được tạo thành có kích thước nhỏ và cứng, là một trong những giải pháp thân thiện với môi trường để sản xuất năng lượng sinh học, đặc biệt là khi thế giới đang tập trung vào các năng lượng tái tạo để thay thế các nhiên liệu hóa thạch gây ô nhiễm.

Viên nén gỗ được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, bao gồm làm chất đốt cho lò sưởi, thiết bị thiêu đốt công nghiệp, hệ thống xông hơi, sấy thực phẩm gia súc, và cả trong hệ thống thanh trùng tiệt trùng của các nhà máy thực phẩm, đồ uống. Đó là lý do tại sao sản phẩm này đang trở thành xu hướng mới và được ưa chuộng trên toàn cầu.

Quy trình của dây chuyền sản xuất viên nén gỗ

Thu mua nguyên liệu → nghiền nguyên liệu → cân bằng độ ẩm cho nguyên liệu → ép viên → mát viên nén  → đóng bao.
Mỗi công đoạn và mỗi máy móc trong dây chuyền sản xuất viên nén gỗ đều có quy cách vận hành nghiêm ngặt và yêu cầu chất lượng để đảm bảo chất lượng của sản phẩm.

Bước 1: Thu mua nguyên liệu sản xuất viên nén mùn cưa

Nguyên liệu sản xuất viên nén mùn cưa được Long Phát CNC thu mua từ các nguồn cung cấp nguyên liệu tin cậy, đảm bảo nguyên liệu có nguồn gốc rõ ràng, an toàn khi sử dụng làm nguyên liệu sản xuất viên nén gỗ.

Một số loại nguyên liệu có thể sử dụng để sản xuất viên nén mùn cưa:

  • Mùn cưa trong tinh chế, xẻ gỗ
  • Mùn cưa từ tre nứa
  • Dăm bào, dăm gỗ, đầu mẩu gỗ vụn
  • Cành cây nhỏ
  • Những miếng gỗ không còn khả năng sử dụng

Bước 2: Nghiền các nguyên liệu có kích cỡ lớn

Ở bước này, các nguyên liệu được thu thập ở bước 1 và thuộc nhóm 2 sẽ được xử lý. Những nguyên liệu với kích cỡ lớn này sẽ được đưa vào hệ thống nghiền để nghiền thành những miếng mùn cưa có kích thước phù hợp

Việc nghiền gỗ thành những miếng mùn cưa vụn nhỏ không chỉ giúp việc nén viên gỗ dễ hơn mà còn giúp viên gỗ nén đẹp, đều và đạt tỷ trọng chất lượng tốt.

 

Bước 3: Cân bằng độ ẩm cho mùn cưa

Độ ẩm là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của một viên nén gỗ. Nếu mùn cưa quá ẩm sẽ khiến viên nén khi kết dính bị mềm, dễ đứt đồng thời viên nén sẽ dễ bị mốc hơn trong quá trình vận chuyển thành phẩm, chưa kể việc viên nén bị ẩm cũng sẽ gây ra nhiều khói độc trong quá trình đốt. Ngược lại, nếu mùn cưa quá khô thì viên nén sẽ bị rời rạc, không kết dính vào nhau, gây ra nhiều vết nứt và khiến viên nén gỗ bị vỡ thành nhiều mảnh nhỏ.

Bước 4: Nén viên nén gỗ mùn cưa

Mùn cưa sau khi đi qua hệ thống sấy sẽ được đưa trực tiếp vào miệng nạp nguyên liệu của máy ép viên thông qua băng tải và vít tải. Hệ thống băng tải và vít tải hoạt động sẽ đảm bảo nguyên liệu được cung cấp vào miệng máy nén một cách đều đặn, tránh hiện tượng quá tải khiến máy hoạt động kém hiệu quả.

Bước 5: Làm mát viên nén

Viên nén mùn cưa sau khi nén sẽ có nhiệt độ cao và không thể đóng vào bao bì vì sẽ gây ra nhiều vấn đề như hấp hơi, chảy túi, các viên dính vào nhau,… Để hạn chế tình trạng này, Viên nén gỗ mùn cưa sau khi qua máy nén sẽ được tời trực tiếp vào máy làm mát bằng băng tải.
Máy làm mát đã được cài một nhiệt độ cố định phù hợp và hoạt động để đưa viên nén gỗ về mức nhiệt độ này

Bước 6: Đóng gói viên nén gỗ

Viên nén mùn cưa sau khi được làm mát đến một nhiệt độ phù hợp sẽ tiếp tục được vận chuyển và đưa vào phễu của máy đóng gói. Định lượng bao đóng gói sẽ tùy vào yêu cầu của khách hàng
chat fb
Gọi ngay