1. Phân hữu cơ là gì ?
Phân hữu cơ là hợp chất hữu cơ dùng làm trong nông nghiệp, hình thành từ phân người, phân động vật, lá và cánh cây, than bùn, hay các chất hữu cơ khá thải loại từ nhà bếp.
Phân bón giúp tăng thêm độ màu mỡ, độ tơi xốp cho đất bằng cách cung cấp thêm các chất hữu cơ, chất mùn và bổ dưỡng.
2. Phân hữu cơ có đặc điểm gì ?
Đặc điểm của phân hữu cơ là thành phần và tỉ lệ các chất dinh dưỡng không ổn định, chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng không ổn định, chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng từ đa lượng, trung lượng
>> Nên dùng phân hữu cơ bón lót hay bón thúc ? Kỹ thuật bón phân hữu cơ hiệu quả nhất
3. Phân hữu cơ gồm những loại nào ?
Hiện tại, trên thị trường có rất nhiều loại phân bón hữu cơ và được phân loại theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, chủ yếu chúng được chia thành 2 loại chính là :
- Phân bón hữu cơ truyên thống như phân chuồng, phân xanh, phân rác,….
- Phân bón hữu cơ công nghiệp như phân bón hữu cơ sinh học, phân bón hữu cơ vi sinh, phân bón vi sinh và phân bón hưu cơ khoáng.
3.1 Phân bón hữu cơ công nghiệp
a. Phân hữu cơ vi sinh
Là loại phân trong thành phần có chứa một hay nhiều loại vi sinh vật hữu ích ở nhiều nhóm: vi sinh vật ký sinh, vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật phân giải chất hữu cơ, vi sinh vật đối kháng, vi sinh vật phân hủy xenlulo,…
* Ưu điểm:
Bổ sung thúc đẩy giúp hệ sinh vật đất phát triển, phân giải các chất cây trồng khó hấp thu thành dạng dễ hấp thu cho cây trồng đa phần là đạm, khống chế các mầm bệnh tồn tại trong đất, gia tăng hiệu quả hấp thu phân bón.
* Nhược điểm:
- Phân bón vi sinh chỉ cung cấp một lượng vừa đủ hoặc đôi khi không cung cấp các chất dinh dưỡng (từ những vi sinh vật giải lân, vi sinh vật cố định đạm,…) cho cây trồng, không có khả năng cung cấp đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng.
- Mỗi loại phân đều phù hợp với một nhóm cây trồng cụ thể và có hạn sử dụng riêng. Ví dụ: phân vi sinh cố định đạm chỉ phù hợp để bón cho nhóm cây họ đậu,…
- Tốn thêm một khoản chi phí để bón phân hữu cơ vì vi sinh vật cũng cần phải chất hữu cơ làm nguồn thức ăn để phát triển nên cần phải bón bổ sung lượng phân bón hữu cơ để làm thức ăn cho chúng.
b. Phân hữu cơ sinh học
Thành phần có trên 22% là các chất hữu cơ. Được chế biến từ các loại nguyên liệu hữu cơ được pha trộn và xử lý bằng cách lên men cộng với một hoặc nhiều loại vi sinh vật có lợi để nâng cao và cân bằng hàm lượng các chất dinh dưỡng quan trọng cho cây trồng.
* Ưu điểm:
- Cung cấp đầy đủ, cân đối các chất dinh dưỡng khoáng cần thiết cho cây trồng
- Dùng được cho mọi giai đoạn của cây trồng
- Giúp cải tạo các đặc tính hóa – sinh – lý của đất, bổ sung một lượng lớn Humin, acid Humic, chất mùn,…ngăn chặn rửa trôi các chất dinh dưỡng, phân giải độc tố trong đất và ngăn chặn xói mòn đất.
- Cung cấp các vi sinh vật phân giải các chất cây trồng khó hấp thu thành dễ hấp thu, thân thiện với môi trường, an toàn với người và sinh vật có ích. Tăng hiệu quả hấp thụ các chất dinh dưỡng từ đất.
- Cung cấp các chất kháng sinh tự nhiên giúp tăng sức đề kháng tự nhiên, sức chống chịu của cây trồng với sâu bệnh.
* Nhược điểm:
So với các loại phân bón khác giá thành thường cao hơn nhưng bù lại chất lượng tốt hơn sẽ làm tăng năng suất và chất lượng nông sản.
d. Phân hữu cơ khoáng
Là loại phân bón phối trộn thêm các nguyên tố khoáng vô cơ gồm N, P, K. Có chứa từ 8-18% tổng các chất vô cơ (hóa học N,P,K), chứa ít nhất 15% thành phần là các chất hữu cơ.
* Ưu điểm:
Hàm lượng dưỡng chất khoáng cao.
* Nhược điểm:
Bón thời gian lâu sẽ không tốt cho đất và hệ sinh vật đất.
3.2 Phân hữu cơ truyền thống
a. Phân xanh
Có nguồn gốc từ lá cây tươi và thân cây được chế biến bằng phương pháp ủ hoặc vùi trong đất để bón cho đất và cây trồng.
* Ưu điểm:
Phân xanh có tác dụng hạn chế xói mòn, bảo vệ, cải tạo đất đai.
* Nhược điểm:
Hiệu quả của phân xanh khá chậm, chỉ có thể dùng để bón lót. Gây ra hiện tượng ngộ độc chất hữu cơ khi vùi thân và lá cây trong đất nhằm phân hủy các chất hữu cơ dễ dẫn đến phát sinh ra các chất độc hại như CH4, H2S,…
b. Phân chuồng
Có nguồn từ phân, nước tiểu đông vật như gia súc, gia cầm, phân bắc,… được chế biến bằng phương pháp ủ truyền thống.
* Ưu điểm:
Có chứa các chất dinh dưỡng khoáng đa trung vi lượng, cung cấp chất mùn giúp cải tạo đất, tăng độ phì nhiêu, tơi xốp cho đất, ổn định kết cấu tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển, hạn chế hạn hán, xói mòn.
* Nhược điểm:
- Phải bón với lượng lớn phân bón do chỉ chứa hàm lượng chất dinh dưỡng thấp, chi phí vận chuyển cao, tốn nhiều nhân công.
- Trong trường hợp chế biến không kỹ hoặc sử dụng phân chuồng tươi sẽ mang nhiều mầm bệnh cho cây trồng như vi khuẩn, vi rút, các bào tử nấm bệnh, hạt giống cỏ dại, nhộng kén côn trùng… gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
4. Lợi ích khi sử dụng phân hữu cơ dạng viên
Phân hữu cơ dạng viên với đặc tính dễ tiêu nhưng lại chậm tan đem lại lợi ích tuyệt vời cho cây trồng. Việc sử dụng phân bón hữu cơ dạng viên sẽ góp phần tăng hiệu quả sử dụng lên tới 80% so với dùng phân dạng bột thông thường.
– Tăng tỷ lệ phần trăm Nitơ trong đất
– Tiêu diệt nhiều vi khuẩn có hại cho cây trồng
– Tăng cường trao đổi inox và khả năng giữ nước trong đất
– Cải tạo cấu trúc đất và giảm tổn hao chất dinh dưỡng
– Hạn chế mất chất dinh dưỡng có trong phân
– Tăng cường sự phát triển của bộ rễ.
– Nguyên liệu làm phân vi sinh đã được ủ hoai mục từ các chất thải như phân động vật và các phụ phẩm nông nghiệp không gây ô nhiễm môi trường.
5. Cách làm phân hữu cơ dạng viên ngay tại nhà
Dây chuyền máy làm phân hữu cơ dạng viên khép kín, giữa mỗi bộ phận đảm bảo năng suất cũng như tiến độ công việc.
5.1 Máy trộn ngang
Nguyên liệu sau khi được chuẩn bị sẽ được đưa vào máy trộn đều cho đến khi hòa quyện với nhau trước khi xả ra ngoài cửa xả. Không mất nhiều thời gian và công sức mà vẫn đảm bảo năng suất bởi:
- Buồng trộn thiết kế nằm ngang toa nạp lớn, trục cánh đảo trộn đều ngay ở dưới đáy thùng
- Chiều cao thùng trộn vừa tầm với người dùng, thuận tiện trong quá trình vận hành máy
- Bên trên thùng có nắp đậy, trong quá trình trộn người dùng nên đậy nắp để tránh bột ( hay nguyên liệu trộn vương bắt ra ngoài)
- Trên nắp đậy có mặt sàng lỗ, người dùng có thể thêm nước trong quá trình trộn mà không phải mở nắp thùng
- Máy có thể trộn nguyên liệu ở dạng bột khô và bột ẩm. Sử dụng động cơ 4kw cho năng suất đạt khoảng 1 – 1,5 tạ/giờ
5.2 Máy làm phân hưu cơ dạng viên
Quá trình làm phân hữu cơ dạng viên khép kín, nguyên liệu sau khi trộn để đảm bảo có độ ẩm khoảng 10 – 15%
Cho một lượng nguyên liệu vừa đủ vào toa, hệ thống quả lô quay tròn nghiền chúng với mặt sàng cùng dao cắt tạo hình ra viên cám trước khi ra cửa xả.
Điều chỉnh dao cắt bên trong máy nếu muốn thay đổi kích thước độ dài ngắn của viên
Sử dụng nguồn điện 380V động cơ công suất 11kw cho năng suất đạt khoảng 4-6 tạ/giờ thích hợp sử dụng trong các hộ nhà nông có quy mô vừa và nhỏ
Máy ép viên phân có thể ép phân dê, phân trùn quế, phân gà,…. ứng dụng trong việc làm phân bón trồng cây.
Trên đây là một số chia sẻ tới bà con về đặc điểm của phân hữu cơ. Hy vọng bài viết cung cấp cho bà con những thông tin hữu ích.