1. Vì sao nên sử dụng phân bón hữu cơ
Trong phân bón hữu cơ đều chứa các chất dinh dưỡng đa lượng N,P,K cần thiết cho cây trồng. Và các nguyên tố trung lượng và vi lượng ở dạng dễ hấp thụ giúp cây trồng phát triển cân đối.
Đặc biệt, chúng sẽ không bị mất cân bằng dinh dưỡng khi cung cấp cho cây trồng, cải tạo đất không như khi sử dụng phân bón hóa học. Do đó, việc sử dụng phân bón hữu cơ sẽ mang lại những lợi ích:
- Phân bón hữu cơ cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây trồng
- Giúp cây trồng phát triển ổn định
- Tăng chất lượng nông sản
- Tăng hàm lượng dinh dưỡng, cân bằng vi sinh vật trong đất
- Hạn chế sử rửa trôi và xói mòn đất
- Cải tạo đất trồng
- Không gây ô nhiễm môi trường
- Bón phân hữu cơ giúp nhà nông tiết kiệm nước tưới
2. Dùng phân hữu cơ bón lót hay bón thúc
Việc nên dùng phân hữu cơ bón lót hay bón thúc khiến khá nhiều bà con lăn tăn. Theo các chuyên gia, nên dùng phân hữu cơ để bón lót. Vì các dinh dưỡng trong phân thường ở dạng khó tiêu ( không hòa tan) cây không sử dụng được ngay phải có thời gian để phân bón phân hủy thành các chất hòa tan cây mới sử dụng được.
Do đó, phải bón vào đát trước khi giao trồng.
3. Phân hữu cơ bón thúc có được không ?
Phân hữu cơ có thể dùng để bón thúc nhưng phải được ủ hoai mục trước. Nếu không hiệu quả rất thấp vì cây không hấp thụ được chất dinh dưỡng đúng vào lúc ta muốn bón thúc mà phải đợi thời gian để khoáng hóa.
4. Kỹ thuật bón phân hữu cơ hiệu quả
4.1 Kỹ thuật sử dụng phân bón hữu cơ truyền thống
- Phân hữu cơ truyền thống được sử dụng chủ yếu để bón lót khi làm đất trước khi trồng
- Cách bón: Bón theo tháng, theo hố hoặc bón rải trên mặt đất rồi cày vùi xuống. Lượng phân bón tùy theo nhu cầu dinh dưỡng nhiều hay ít, đất tốt hay xấu
- Phân chuồng bón từ 0.5 – 2 tấn/hecta. Phân xanh cày rùi vào đất khi cây ra hoa lúc làm đất.
4.2 Kỹ thuật sử dụng phân bón hữu cơ chế biến
a) Phân hữu cơ chế biến:
+ Được chế biến từ những chất có nguồn gốc hữu cơ.
+ Có thể sử dụng cho cả bón lót lẫn bón thúc.
+ Bón theo hàng, theo hốc hay rải đều trên mặt đất rồi cày vùi.
+ Bón lót khi làm đất trước gieo trồng.
+ Bón thúc theo chiều rộng của tán cây đối với cây lâu năm, cây ngắn ngày chủ yếu bón lót.
b) Phân vi sinh:
+ Là phân bón trong thành phần có chứa các vi sinh vật có lợi.
+ Dùng bón lót hay bón thúc đều được, đối với cây ngắn ngày sử dụng để bón lót là chính.
+ Bón lót rải đều khi làm đất rồi cầy vùi.
+ Đối với cây trồng lâu năm bón thúc bằng cách đào rãnh, rải phân và phủ một lớp đất mỏng hay rải đều phần theo chiều rộng tán cây rồi tưới nước.
+ Phân vi sinh phát huy hiệu quả ở những vùng đất mới, đất thoái hóa, phèn, đất chai cứng…do lạm dụng phân vô cơ hay bón trong thời gian dài.
c) Phân hữu cơ sinh học, phân hữu cơ vi sinh:
+ Được sản xuất từ nguồn liệu hữu cơ, áp dụng công nghệ sinh học trong quá trình sản xuất.
+ Là phân bón giúp cải tạo đất rất hiệu quả.
+ Có thể dùng bón gốc hay phun lên lá. Sử dụng cho cả bón lót và bón thúc.
+ Cây lâu năm đào rãnh bón lót rồi lấp một lớp đất mỏng hoặc rải đều trên mặt đất rồi tưới nước ngay.
+ Phân bón lá thì hòa tan với nước theo liều lượng rồi phun đều lên toàn bộ cây.
>>> Cách làm phân hữu cơ dạng viên ngay tại nhà
Trên đây là một số chia sẻ tới bà con về kỹ thuật bón phân hữu cơ, nên dùng phân hữu cơ bón lót hay bón thúc. Hy vọng bài viết cung cấp cho bà con những thông tin hữu ích.