Những điều cần biết khi sử dụng và bảo dưỡng máy ép cám viên trục đứng

Đánh giá post
Máy ép cám viên trục đứng là ” Cỗ máy vàng ” trong chăn nuôi để bà con có thể tận dụng được các nguyên liệu sẵn có trong địa phương và dễ mua trên thị trường giúp giảm chi phí đầu tư và tăng lợi nhuận. Máy ép cám viên trục đứng ” ĐẦU TƯ 1 – SỬ DỤNG MÃI MÃI “
Hiện nay, không phải chỉ nhà sản xuất lớn mới dùng máy ép cám viên để sản xuất cám viên mà bà con muốn chủ động tự làm cám viên sạch tại nhà thì nên đầu tư bởi cấu tạo và cách sử dụng khá đơn giản, chạy êm và tuổi thọ của máy rất cao.

1. Những lưu ý khi sử dụng máy ép cám viên trục đứng

  • Lựa chọn mặt sàng phù hợp: Đối với dòng máy ép cám viên trục đứng, khi đặt hàng bà con có thể lựa chọn 1 mặt sàng lắp vào máy là 3ly, 4ly, 5ly. Ví dụ, bà con chăn nuôi lợn thì chọn sàng 5ly; nuôi gà thì có thể lựa chọn sàng 3ly hoặc 4ly.
  • Để tránh tắc sàng: lần đầu tiên sử dụng, bà con nên chuẩn bị trước 10 – 20kg cám gạo với độ ẩm là 10 – 20% đổ từ từ và quan sát điều chỉnh con lăn đến khi nào cửa xả ra cám viên thì dừng lại rồi tiếp tục điều chỉnh dao cắt cám để cho ra kích thước dài ngắn theo mong muốn với từng giai đoạn của vật nuôi. Đổ cám gạo vào chạy đi chạy lại từ 5 – 7 lần cho trơn hẳn sàng rồi bà con mới đổ hỗn hợp nguyên liệu thô có ngô hạt vào ép thành cám viên vì trong quá trình nghiền ép ngô nở làm tắc sàng.
  • Không nên siết chặt con lăn quá: sẽ làm con lăn tì sát xuống mặt sàng, tạo ma sát khiến sàng và con lăn nhanh bị mòn. Bà con chỉ nên chỉnh từ từ đến khi nào thành cám viên thì dừng lại. Hơn nữa, con lăn tì ép mặt sàng chặt quá khiến cám bị vón cục, viên cám ra chậm kéo theo năng suất hoạt động không cao.
  • Ép không ra viên cám: Kiểm tra lại con lăn xem đã chỉnh gần sát với mặt sàng hay chưa? Nguyên liệu đã được phối trộn đều đạt độ ẩm là 10-20% chưa? Nếu ướt quá sẽ xảy ra tình trạng bết dính và tắc sàng, còn khô quá thì cám viên sẽ không có chất kết dính nên bị vỡ hoặc không thành viên.

  • Không nên để máy chạy không tải: Trong khi máy hoạt động, tuyệt đối không được để hết nguyên liệu vì khi đó mặt sàng và con lăn ma sát trực tiếp với nhau làm giảm tuổi thọ và không tốt cho máy.

2. Các chú ý khi bảo dưỡng máy ép cám viên trục đứng:

Với thiết kế truyền động của hộp cầu số ô tô nên tuổi thọ sử dụng rất cao. Máy ép cám viên đóng vai trò quan trọng đối với ngành chăn nuôi. Vì vậy để kéo dài tuổi thọ của máy ép cám viên trục đứng thì bà con cần phải thường xuyên kiểm tra tất cả các bộ phận của máy sẽ giúp hạn chế được tình trạng hỏng hóc, phát sinh thêm những sự cố, giảm chi phí sửa chữa, thay mới. Dưới đây là một số lưu ý cần biết khi sử dụng máy ép cám viên:
– Cần kiểm tra liên tục các đầu nối với từng bộ phận truyền động của máy.

– Thường xuyên thay dầu ở hộp cầu số ô tô của máy. Dùng que thăm kiểm tra dầu chứa trong hộp số, nếu còn ít thì cần đổ thêm để máy chạy êm hơn không bị hại máy. Thường thì nửa tháng 1 lần đầu tiên, từ lần thứ 2 khi máy hoạt động đủ 1000 giờ thì thay dầu 1 lần.

– Bà con chú ý kiểm tra sự liên kết của các bộ phận xem có bị lỏng ra hay không để kịp thời lắp ráp sửa chữa lại sao cho máy vận hành chắc chắn nhất.

>>>Xem các video của máy ép cám viên trục đứng: https://www.youtube.com/channel/UCNX1lhUqj21CABD-ixRIoOw/videos

– Bà con phải tuyệt đối không được thay thế các linh kiện kém chất lượng bên ngoài làm ảnh hưởng đến quá trình vận hành máy. Khi bà con cần thay thế liên hệ đến Hotline 0911.75.44220888.01.9922 để được hỗ trợ thay thế linh kiện chính hãng tại công ty.
– Nên loại bỏ các tạp chất lẫn vào trong máy thường xuyên gây ảnh hưởng đến năng suất làm việc và ảnh hưởng tới tuổi thọ của máy.

Bà con có thể tham khảo tất cả các sản phẩm của công ty Bình Minh sản xuất qua website: sieuthimaybinhminh.com

Để được hỗ trợ tư vấn và đặt mua sản phẩm của Công Ty, mời quý khách liên hệ: 

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU BÌNH MINH

Mã số thuế: 0108457948 (Thông tin)

Hotline: 0911.75.4422 – 0888.01.9922

Địa chỉ: Số 249, Phố Lê Lợi – Phường Lê Lợi – Thị xã Sơn Tây – Thành phố Hà Nội (Xem bản đồ)

chat fb
Gọi ngay