Cách bảo quản dầu thực vật và phương pháp xử lí dầu ăn thừa hiệu quả

Đánh giá post

Nhiều bạn sẽ nghĩ rằng bảo quản dầu thực vật thì chỉ cần để trong chai và đóng nắp thật kỹ là xong. Nhưng dầu ăn sạch mà bảo quản không đúng cách thì khiến dầu bị hôi, hỏng có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và gia đình của mình. Vì vậy không nên thờ ơ vấn để bảo quản dầu thực vật và đặc biệt là dầu ăn đã qua sử dụng.

1. Cách bảo quản dầu thực vật

– Khi bảo quản dầu ăn bạn nên đựng dầu ăn trong chai nhựa hoặc sành chứ không nên đựng trong lọ sắt, đồng hay nhôm vì chúng có thể làm dầu của bạn bị hỏng.

– Chai đựng dầu ăn phải sạch sẽ, khô ráo, đậy nắp kín. Tránh để nước trong lọ hay bên ngoài lọt vào hoặc vi khuẩn xâm nhập vào thì sẽ làm dầu ăn nhanh hỏng. Để tốt hơn nên cho chút muối rang còn nóng vào với tỉ lệ 4:1 để muối hấp thu nước làm cho dầu ăn thơm và tươi màu hơn.

– Nên để dầu ăn ở nơi râm mát, tránh ánh nắng trực tiếp, vì trong ánh nắng có tia tử ngoại và tia hồng ngoại nó sẽ thúc đẩy quá trình oxi hóa và hình thành các chất độc hại. Tốt nhât nên để dầu ăn ở nhiệt độ từ 10 – 15 độ C, nhưng không quá 35 độ C.

2. Cách tái sử dụng dầu ăn cũ

Khoa học nghiên cứu khuyên rằng bạn không nên dùng dầu ăn đã qua sử dụng nhưng vì lí do nào đó gia đình bạn hay các nhà hàng muốn tận dụng lại và tiết kiệm khi lỡ sử dụng quá nhiều dầu cho những món chiên rán. Lượng dầu còn sót lại khá nhiều và bạn muốn tái sử dụng lại nó.

Trường hợp 1: Tận dụng dầu ăn thừa trong gia đình

Bước 1: Chuẩn bị một ray lọc, một tô hoặc nồi thủy tinh cùng vật dụng để đựng dầu ăn thừa. Như đã nói ở trên, dầu ăn cần phải đựng trong vật dụng bằng nhựa hoặc thủy tinh. Tất nhiên bạn tuyệt đối không đổ ngược lại chai dầu ăn đang sử dụng.

Bước 2: Để dầu ăn thật nguội. Đặt ray lọc trên tô thủy tinh. Bạn có thể lót thêm miếng giấy thấm dầu nữa.

Mục đích của việc này là lọc hết những cặn thức ăn lẫn trong dầu đã sử dụng, giúp làm sạch dầu và an toàn hơn trong lần sử dụng kế tiếp.

Bước 3: Đợi cho dầu được lọc hết, nếu kỹ tính bạn có thể thực hiện lại nhiều lần. Sau đó rót dầu vào lọ, đậy nắp kỹ càng rồi đặt ở nơi thoáng mát.

Trường hợp 2: “Tiết kiệm” dầu ăn thừa trong các nhà hàng

Bạn có thể làm theo cách 1 ở trên, tuy nhiên chỉ đúng với lượng dầu thừa ít khoảng 1 – 2 lít. Còn trong bếp ăn của nhà hàng hay các công ty lớn thì lượng dầu thừa sẽ rất nhiều có thể vài chục lít mỗi ngày.

Vậy làm sao để loại bỏ cặn bẩn, cháy xém cũ để tái dùng cho lần nấu tiếp theo???

Máy lọc dầu thực vật có thể lọc nhanh, sạch dầu vừa ép ra từ máy ép dầu hay lọc mọi bặn bẩn từ dầu ăn cũ đã chiên rán cho thành phẩm trong vắt, vô cùng đẹp mắt mà không tốn nhiều thời gian và công sức.

[youtube v=”Jwcwr0XBq1g”]

>>>Xem chi tiết máy ép dầu – Máy lọc dầu: https://sieuthimaybinhminh.com/sp/may-loc-dau-thuc-vat

>>>> Xem chi tiết máy lọc dầu thực vật: https://sieuthimaybinhminh.com/sp/may-loc-dau-thuc-vat-2 

3. Cách xử lí đổ bỏ dầu ăn

Những mẻ dầu chiên đi chiên lại nhiều lần hay dầu ăn đã quá hạn sử dụng bạn muốn bỏ đi. Bạn không nên đổ trực tiếp dầu xuống cống rãnh hay ống thoát nước.

Vì các dầu mỡ rất khó phân hủy và khả năng bám dính rất cao nên lâu ngày không xử lý thì chúng sẽ đóng thành từng mảng dầy trong thành cống gây cản trở, tắc nghẽn đường ống thoát nước.

Có hai cách để xử lý dầu mỡ thừa:

Cách 1: Bạn cho dầu mỡ thừa vào chai nhựa hoặc túi nilon và đặt vào thùng rác cho đội vệ sinh xử lý hoặc liên hệ với nơi thu mua dầu ăn thừa để họ đến tận nơi lấy dầu ăn đó.

Bởi có một số cơ sở thu mua có công nghệ xử lý để chuyển hóa dầu ăn cũ thành Biodiesel (nhiên liệu sử dụng trong công nghiệp). Và hiện nay có một số cơ sở còn sử dụng dầu mỡ bỏ đi để sản xuất xà phòng nữa đấy.

Cách 2Xây bồn trữ dầu mỡ và liên hệ xe hút dầu đến hút định kỳ. Đây là cách thường dùng trong các quán ăn, nhà hàng, khách sạn, nơi sử dụng rất nhiều dầu ăn mỗi ngày và cũng có rất nhiều gia đình áp dụng.

chat fb
Gọi ngay