Thức ăn thô xanh luôn có tầm quan trọng và không thể thiếu thay đổi đối với gia súc ăn cỏ như trâu, bò, dê…Tuy nhiên, khả năng trồng cò còn nhoieefu hạn chế và phụ thuộc vào thời vụ nhất là vào mùa đông thời tiết khô hanh cỏ kém phát triển.
Do đó, quy trình băm cỏ ủ chua cho bò an toàn sau sẽ giúp bà con bảo quản và dự trữ thức ăn thô xanh, tận dụng phụ phẩm trong chăn nuôi hiệu quả.
Thành phần dinh dưỡng của cỏ voi
- Cỏ tươi : hàm lượng protein thô 4,6%, protein tinh 3%, đường 3,02%
- Cỏ khô : hàm lượng protein thô 18,46%, protein tinh 16,86% đường 8,3%
Cỏ khi được ủ chua có mùi thơm, vị hơi chua, nhiều vitamin nhóm B, có chứa nhiều vi khuẩn lên men lactic có lợi cho bò, hơn nữa có thể ủ dự trữ dùng hằng ngày.
Tuy nhiên, không thể sử dụng hoàn toàn thức ăn ủ chua thay cho thức ăn thô xanh, vì có thể gây rối loạn tiêu hóa và trâu bò bị tiêu chảy khi ăn quá nhiều.
Quy trình băm cỏ ủ chua cho bò
Chuẩn bị cách thức ủ chua
Tùy vào điều kiện của từng hộ, từng gia đình cơ sở chăn nuôi mà có thể sử dụng các cách thức khác nhau để ủ chua : túi nilon, hố đào, bể xi măng..
Ủ bằng túi nilong
- Sử dụng loại túi dày 2 – 3mm không bị rách thủng ( nếu túi thủng quá trình ủ sẽ bị thoát khí vào, gây nấm mốc, thối)
Ủ bằng bể xi măng hoặc đào hố ủ
- Chọn địa hình vị trí cao rao, thoát nước tốt, tránh đọng nước khi trời mưa
- Miệng hố cao hơi nền đất
- Trước khi ủ, tiến hành lót đáy cho hó ( bể) ủ (trung bình lượng chứa: 1m3 ủ được từ 800 – 1000 kg cỏ hoặc ngô, tùy thuộc vào độ nén)
Kỹ thuật băm cỏ ủ chua cho bò hiệu quả
Bước 1 Chuẩn bị nguyên liệu
Nguyên liệu gồm cỏ voi, cây ngô hoặc rau cỏ tươi đem phơi hơi tái. Sau đó, dùng máy băm cỏ để có kích thước phù hợp
Bước 2: Phối trộn hỗn hợp
Tham khảo trộn 1 kg men vi sinh với 6 kg cám gạo và 1,5 kg muốn cho thật đều
Bước 3: Ủ nguyên liệu
Rải nguyên liệu đã thái thành từng lớp có độ dày vừa phải. Sau đó, rắc hỗn hợp bột men lên, làm lần lượt cho đến khi hết nguyên liệu.
Trộn đều hỗn hợp sau đó cho vào bao nhựa dày. Lèn nén cho thật chặt ch thoát hết khí ra ngoài đến khi đầy túi thì lấy dây buộc chặt miệng không để không khí lọt vào trong.
Phủ một lớp rơm khô khoảng 5cm lên trên bề mặt thức ăn ủ chua, vuốt hết không khí rồi buộc chặt miệng túi bằng dây cao su
Sau khoảng 7 – 10 ngày khối ủ sẽ xẹp xuống bà con tiếp tục đầm nén làm chặt thêm khối ủ. Cần nén chặt không để không khí vào để đảm bảo chất lượng ủ chua.
Bảo quản túi ở nơi râm máy có mái che, tránh nước mưa và chuột cắn túi.
Cách kiểm tra cỏ ủ chua
Sau thời gian ủ là khoảng 3 tuần ( đối với mùa hè) hoặc 4 tuần ( đối với mùa đông) bà con có thể cho gia súc sử dụng thức ăn ủ chua.
Nếu dùng hố đắt hoặc bể xi măng để ủ cần chú ý phủ kín sau mỗi lần
Để đảm bảo được chất lượng của thức ăn ủ chua, trong quá trình ủ cần thường xuyên kiểm tra khu vực ủ ( nếu bị hở phải bịt kín lại)
Cỏ ủ chua đạt tiêu chuẩn phải có 1 lớp mốc ( mốc màu trắng ) cỏ có màu vàng rơm, mùi chua thơm nhưng không gắt đó làm sản phẩm đạt chất lượng tốt, sử dụng cho bò, trâu, ngựa..
Phương pháp cho bò ăn cỏ băm ủ chua
Vào ngày đầu tiên nên cho ăn lượng nhỏ để cho trâu, bò ăn quen dần. Sau đó, tăng dần và đến ngày thứ 3 hoặc ngày thứ 4 thì cho ăn lượng tối đa cần thiết.
Lượng thức ăn ủ xanh cho trâu, bò ăn một ngày đêm là :
Trâu, bò : 7 – 12kg
Bê, nghé : 4 – 7kg
Ngoài ra có ăn thêm cỏ xanh và rơm
Lưu ý: Đối với trâu bò có mang thai ở thời kỳ cuối; Trâu bò đang trong thời gian nuôi con, bê, nghé nhỏ hay đang bị tiêu chảy không cho ăn thức ăn ủ chua.