Mô hình nuôi lợn an toàn sinh học trong chăn nuôi bà con cần biết

mohinhnuoilonantoansinhhoc
Đánh giá post

Việc an toàn sinh học trong chăn nuôi nói chung và trong mô hình nuôi lợn an toàn sinh học  nói riêng luôn vấn đề được bà con chăn nuôi rất chú trọng. Với mong muốn:

Ngăn ngừa và hạn chế sự lây nhiễm của các tác nhân sinh học xuất hiện tự nhiên hoặc do con người tạo ra gây hại đến con người, vật nuôi và hệ sinh thái.

1. Chăn nuôi an toàn sinh học là gì ?

an-toan-sinh-hoc

  • An toàn sinh học trong chăn nuôi được hiểu là các biện pháp trong đó bao gồm cả phần kỹ thuật và cách quản lý đàn vật nuôi nhằm phòng ngừa và hạn chế sự lây lan của các yếu tố sinh học có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc do con người gây ra.
  • Là mối nguy hại, đe dọa đến sức khỏe, an toàn của con người, vật nuôi và môi trường xung quanh.

2. Nguyên tắc an toàn sịnh học trong chăn nuôi

Tạo ra môi trường bảo vệ vật nuôi khỏi những tác động có hại như:

  • Đặt khu vực, chuồng nuôi cách xa khu dân cư và phải có hàng rào ngăn cách riêng biệt với các khu vực khác.

nguyen-tac-an-toan-sinh-hoc

  • Hạn chế những người không có phận sự ra vào khu chăn nuôi. Cần bố trí khu vực sát trùng. Kết hợp khử trùng chuồng trại định kỳ, vệ sinh chuồng trại hàng ngày.
  • Chất thải của vật nuôi phải được thu gom đúng các và xử lý hợp vệ sinh.
  • Đảm bảo môi trường nuôi tối ưu nhất: cung cấp đủ chất và lượng của thức ăn. Đảm bảo thức ăn, nước uống phải sạch, vệ sinh và tươi mới. Xây dựng khu vực chăn nuôi đúng tiêu chuẩn và nuôi nhốt với mật độ theo khuyến cao. Định kỳ tẩy giun và tiêm vacxin phòng bệnh.
  • Kiểm soát chặt chẽ và đảm bảo truy xuất nguồn gốc của các loại vật tư, thực phẩm và con giống đầu vào.
  • Có những biện pháp ngăn ngừa và hạn chế sự có mặt của các loài chim hoang dã, các loài gặm nhấm và thiên địch trong khu vực chăn nuôi.

3. Kỹ thuật chăn nuôi lợn an toàn sinh học

Quy trình chăn nuôi lợn an toàn cần lưu ý một sô kỹ thuật sau:

a) Yêu cầu về chuồng trại

  •  Kiểm soát chặt chẽ người và động vật ra vào khu vực chăn nuôi: thực hiện các biện pháp vệ sinh, sát trùng, tiêu độc, phòng bệnh..

chuong-nuoi-heo

  •  Có khu vực thu gom và hệ thống xử lý chất thải riêng, đường thoát nước thải từ chuồng nuôi đến khu xử lý chất thải phải kín, đảm bảo dễ thoát nước
  •  Chuồng nôi phải bố trí phù hợp với từng lứa tuổi của lợn và mục đích sản xuất
  •  Không sử dụng chung dụng cụ chăn nuôi giữa các ô chuồng, Các dụng cụ khác trong các chuồng trại ( xẻng, xỏ..) phải đảm bảo dễ vệ sinh, tẩy rửa sau mỗi lần sử dụng

b) Yêu cầu về con giống

Lợn giống mua về phải có nguồn gốc rõ ràng, khỏe mạnh và có đầy đủ giấy kiểm dịch. Trước khi nhập đàn, lợn phải được nuôi cách ly ít nhất 2 tuần

c) Yêu cầu về thức ăn

  • Thức ăn sử dụng cho chăn nuôi lợn phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng.

thuc-an-cho-lon-an-toan-sinh-hoc

  • Không sử dụng thức ăn thừa trong máng
  • Đảm bảo nguồn nước uống an toàn
  • Nên bổ sung chế phẩm sinh học trong thức ăn để tăng khả năng tiêu hóa và sức đề kháng cho lợn
  • Nên sử dụng máy băm chuối, máy ép cám viên, máy nghiền ngô làm bột cám … để chế biến thức ăn cho lợn góp phần tăng năng suất và chủ động nguồn thức ăn sạch

d) Yêu cầu chăm sóc và nuôi dưỡng

  • Áp dụng phương thức ” Cùng vào  – cùng ra” theo thứ tự ưu tiên: dãy chuồng, ô chuồng
  • Có quy trình chăn nuôi phù hợp với từng loại lợn theo các giai đoạn sinh trưởng, phát triển
  • Nên áp dụng phương thức nuôi khô, không sử dụng nước tắm cho lợn, sử dụng các chế phẩm sinh học trong nước uống, độn chuồng và định kỹ phun sương trong chuồng nuôi theo hướng dẫn của nhà sản xuất

4. Các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học trong chăn nuôi lợn

a) Quản lý dịch bệnh

phong-dịch-chan-nuoi-lon

  • Có quy trình phòng bệnh phù hợp với từng loại và thực hiện đúng quy trình. và thực hiện đầy đủ các quy định hiện hành về phòng chống dịch
  • Tiêu độc, khử trùng tại chỗ
  • Tiêu hủy toàn bộ lợn bệnh theo hướng dẫn của cơ quan thú y
  • Khử trùng tiêu độ toàn bộ: bao bì, dụng cụ đựng thức ăn…

b) Xử lý chất thải chăn nuôi và bảo vệ môi trường

  • Chất thải được gom đê xử lý phải để ở cuối chuồng, xa khu chăn nuôi, xa nơi cấp nước
  • Chất thải rắn phải được gom hằng ngày và xử lý bằng nhiệt, hóa chât, chế phẩm sinh học phù hợp.
  • Chất thải rắn trước khi đưa ra ngoài phải được xử lý đảm bảo vệ sinh dịch tễ theo quy định hiện hành của thú y
  • Các chất thải lỏng được dẫn trực tiếp từ các chuồng nuôi đến khu xử lý bằng đường thoát riêng. Và được xử lý bằng hóa chất  hoặc bằng phương pháp xử lý snh học phù hợp.

Trên đây là một số chia sẻ tới bà con trong mô hình nuôi lợn an toàn sinh trong chăn nuôi. Hy vọng bài viết cung cấp cho bà con những thông tin hữu ích.

chat fb
Gọi ngay