KỸ NĂNG NUÔI ẾCH ĐẠT HIỆU QUẢ CAO

ky-thuat-nuoi-ech
Đánh giá post

Hiện nay, mô hình nuôi ếch đang dần phổ biến ở nhiều địa phương, sức cạnh tranh thị trường ngày một tăng cao. Vì vậy người chăn nuôi cần được tiếp cận với những kĩ thuật nuôi ếch bài bản hơn để đạt được hiệu quả kinh tế tốt nhất, đem lại nguồn lợi cao.

Đặc điểm sinh học

Ếch thường thích sống trong môi trường nước sạch, không ô nhiễm. Có thể sử dụng nước giếng, nước sông hay nước ao hồ để nuôi ếch với điều kiện độ mặn không quá 5‰,  pH nước trong khoảng 6.5 – 8.5, nhiệt độ nước tốt nhất 28 – 30 độ. Ếch khá thích nơi yên tĩnh, ít người qua lại, sợ rắn, chim, chuột, đặc biệt rất nhạy cảm với kim loại nặng, tàn thuốc lá và các chất độc khác.

nuoi-ech-sao-cho-hieu-qua

Mùa vụ sinh sản chính là vào mùa mưa (tháng 5 – 11). Số lượng trứng một lần sinh sản từ 1.000 – 4.000 trứng/ếch cái và ếch có thể đẻ 3 – 4 lần trong năm, thời gian tái thành thục của ếch cái từ 3 – 4 tuần.

Mô hình nuôi ếch trong bể xi măng

Xây hồ xi năng để nuôi ếch

Chọn vị trí phù hợp là yếu tố quang trọng khi nuôi ếch, hồ ếch phải được đặt ở nơi thoáng mát, rộng rãi gần ao hồ tự nhiên càng tốt, tuy nhiên ếch là loài khá nhút nhát, nó thường bỏ trống khi phát hiện có mối nguy, nên nơi nuôi ếch cũng phải chọn nơi yên tĩnh, ít ồn ào. Phía trên hồ ếch bà con nên dùng lưới che nắng để che mát cho hồ. Không được che toàn phần, che kín hồ vì ếch là loài lưỡng cư nên rất cần hấp thụ ánh sáng để sưởi ấm cơ thể, phải chừa một khoản trống để ếch tắm nắng.

nuoi-ech

 

Hồ nuôi ếch xây thành hình chữ nhật có diện tích 6m – 10m thành cao 1,1m – 1,5m. Dưới đáy đổ xi măng để chứa nước và để tránh việc ếch đào hang, trên thành hồ phủ bạt trơn từ đáy lên giữa hồ để tránh ếch bám vào thành hồ mà thoát ra ngoài.

Đáy hồ khi xây bà con cho độ nghiêng của đáy từ 3% – 5% hướng về ống thoát nước để cho việc thay nước được dễ dàng. Ống thoát nước phải buộc lưới ở đầu ống tráng việc ếch theo lỗ ống mà thoát ra ngoài còn đầu còn lại bà con làm một cái nút để đậy miệng ống, khi nào thoát nước mới mở ra.

Trong hồ bà con bỏ thêm giá thể như gỗ, bè tre, xốp để ếch có thể leo lên tắm nắng, ngoài ra cần bỏ thêm bèo, lục bình để ếch có chỗ làm nơi trú ẩn hoặc tránh ánh nắng gắt.

Chọn giống ếch và mật độ thả nuôi

Ếch có đặc tính là cạnh tranh thức ăn rất cao, dẫn đến phân đàn mạnh và ăn thịt lẫn nhau. Vì vậy, cần chọn những ếch cùng ngày tuổi, kích thước, khỏe mạnh, màu sắc tươi sáng, không bị xây xát, dị tật và thả với mật độ hợp lý là hết sức quan trọng và quyết định năng suất sau này. Cụ thể:

thuc-an-cho-ech

  • Ếch giống cỡ 5 – 6 g/con, đảm bảo chất lượng
  • Ếch 5 – 70 g/con: thả 150 – 200 con/m2.
  • Ếch 70 – 150 g/con: thả 100 – 150 con/m2.
  • Ếch 150 g/con trở lên: thả 80 – 100 con/m2.

Lưu ý: Trước khi thả giống nên tắm ếch bằng nước muối 3% trong 15 phút.

Thức ăn trong kỹ thuật nuôi ếch

Thức ăn trong kỹ thuật nuôi ếch là một yếu tố quan trọng quyết định ếch lớn nhanh, to khỏe, tăng hiệu quả kinh tế.

Ếch là loài ăn tạp chúng có thể ăn các loại thức ăn như:

Cá nhỏ, tôm, cá tạp, thịt trai, thịt sò, nội tạng động vật, các phế phẩm từ lò mổ, trùng quế, giung đất, côn trùng, sâu bọ…và cám viên.

thu-an-cua-ech

Chế biết thức ăn khi nuôi ếch

Thức ăn tươi sống

Có thể cho ếch ăn cá sống nhưng khi cho ăn cá sống bà con cần lưu ý:

cahc-cho-ech-an

  • Cá cần phải tương ứng với kích thước cơ thể của ếch, tránh cho ăn những con cá quá to khiến ếch ko nuốt được.
  • Cho ăn đúng lượng thức ăn, không nên cho ăn quá nhiều, ếch ăn không hết lãng phí thức ăn và làm ô nhiễm nguồn nước.
  • Cá sống cho ếch ăn quá 2 tiếng mà vẫn còn thì vớt ngay ra.
  • Khi nuôi ếch nếu cho ăn bằng các loại cá to thì phải cắt hoặc băm vụng ra cho ếch dễ ăn.

may-dun-cam

Cám viên

Bà con có thể tận dụng ngô, thóc, hạt đậu nành, các loại bã đậu, bánh dầu, rỉ mật đường, chế phẩm sinh học… để phối trộn và ép thành cám viên cho ếch ăn hàng ngày. Nguồn thức ăn tự chế này vừa an toàn, sạch sẽ lại giúp bạn tiết kiệm được từ 30 – 35% nguồn chi phí cho chăn nuôi.

 

cam-noi

Cám viên tự làm từ nhiều thành phần khác nhau có hàm lượng dinh dưỡng cao, có thể thay thế hoàn toàn cám công nghiệp mua sẵn ngoài thị tường. Bà con có thể chủ động điều chỉnh hàm lượng dinh dưỡng, bổ sung thêm một lượng thuốc, vitamin, men tiêu hóa để nâng cao tỉ lệ sống và tốc độ tăng trưởng.

Ngoài ra bà con có thể sử dụng Máy đùn viên thức ăn chăn nuôi Bình Minh để ép cám viên nổi nuôi ếch. Khi cho ăn, cám này sẽ tự nổi trên mặt nước giúp ếch dễ ăn hơn, ăn được hết, không gây ô nhiễm nước bể.

may-dun-vien-thuc-an-chan-nuoi

Chăm sóc ếch

Thường xuyên san thưa và phân cỡ đàn ếch để tránh trường hợp con lớn ăn con nhỏ. Hằng ngày theo dõi mọi hoạt động của ếch: Mức ăn, tốc độ lớn, tình hình bệnh để kịp thời xử lý khi có tình huống xảy ra. Định kỳ hàng ngày nên thay nước, vệ sinh bể nuôi. Người chăn nuôi cần chú ý thường xuyên trộn men tiêu hóa + vitamin giúp ếch tăng sức đề kháng và phòng bệnh đường ruột. Có thể định kỳ 7 ngày dùng Iodine để tắm ếch với liều lượng 1ml/1m3 nước (ngâm qua đêm).

Thu hoạch ếch

Bà con có thể thu hoạch ếch sau 3 – 3,5 tháng nếu kỹ thuật nuôi ếch của bà con đúng, thu hoạch trong hồ xi măng cũng dễ, mỗi con có thể nặng từ 200 – 300g/con.

ech-sinh-san

Trước khi thu hoạch bỏ đói ếch khoản 1 ngày, xả hết nước trong hồ dùng vợt hoặc lưới để bắt ếch.

Bắt hết ếch thì vệ sinh hồ để chuẩn bị nuôi lứa mới.

Mô hình nuôi ếch trong hồ xi măng là mô hình dễ thực hiện nhưng mang lại hiệu quả cao nhất trong số các mô hình nuôi ếch hiện nay. Chúc bà con nuôi ếch thành công.

chat fb
Gọi ngay