Một con gà mái với thể trạng tốt có thể đẻ khoảng 200 – 300 trứng/năm. Tuy nhiên trong thực tế hiện nay nhiều bà con chăn nuôi gà đẻ trứng chỉ đạt ở mức khả thấp.
Vậy làm thế nào để gà để kích thích gà đẻ trứng hiệu quả và giải quyết môi lo khi gà đẻ ăn trứng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau
Hiện tượng gà ăn trứng sau khi đẻ là gì ?
Tật ăn trứng ở gà thường xuất hiện khi trong ổ gà có trứng bị nứt vỏ. Gà mái sau khi thử mổ trứng, sẽ bèn mùi và nhanh chóng lan truyền thói quen xấu này cho bầy đàn. Thói quen này khi đã được hình thành sẽ rất khó xóa bỏ
Làm thế nào để phòng ngừa cho gà không mổ trứng ?
Bà con cần thực hiện những lưu ý sau để phòng ngừa tật ăn trứng ở gà mái:
Đối với gà đẻ
- Gà mái sau khi đẻ cần lấy trứng ngay, thông thường buổi sáng sớm và chiều muộn là những thời điểm thích hợp
- Nếu thấy gà mái ăn trứng hãy gắn vỏng ở cổ chân để dễ nhận dạng
- Không để gà mái quá đói chúng sẽ tìm trứng để ăn
- Đảm bảo gà mái được cho ăn đầy đủ canxi, protein và sạn. Nếu vỏ trứng mỏng và mềm hãy bổ sung thêm sạn và bột vỏ sò vào thực đơn của gà
- Những hành vi như ăn trứng, rỉa, cắn lông và thịt sẽ gia tăng một khi gà bị thiếu vitamin D. Hãy bổ sung dầu gan cá vào thức ăn cho chúng
- Không cho gà mái ăn vỏ trứng sinh ra thói quen lệch lạc, đảm bảo rằng vỏ phải được nghiền nát thành vụn nhỏ
Đới với chuồng trại môi trường sống
- Bố trị ổ đủ lớn để gà mái không dẫm lên trứng hay đẻ ở vị trí mà trứng dễ bị vỡ
- Đặt vật cứng hình dạng giống của trứng vào ổ để gà mái không cảm thấy dễ chịu khi rỉa nó ví dụ: bánh gôn, trứng bằng sứ..
- Che kín tổ bằng vải để tổ tối hơn để gà không nhìn tốt trong buổi tối, chúng sẽ không rỉa trứng
5 cách kích thích gà đẻ nhiều trứng bạn cần biết
Để kích thích gà đẻ nhiều trứng bà con có thể áp dụng các biện pháp sau;
Cải thiện chế độ dinh dưỡng
Cung cấp đủ chất dinh dưỡng: đảm bảo gà được ăn một khẩu phần thức ăn cân đối, bao gồm các chất: protein; canxi; vitamin và khoáng chất:
- Protein: đảm bảo gà có đủ protein trong khẩu phần ăn, sử dụng các loại thức ăn giàu protein như đậu nành, bột cá
- Canxi: bổ sung canxi để đảm bảo gà có đủ canxi để tạo vỏ trứng chắc. Sử dụng vỏ sò nghiền, đá vôi hoặc các sản phẩm bố sung canxi
- Vitamin và khoáng chất: đảm bảo gà được cung cấp đủ vitamin D, A và các khoáng chất cần thiết khác thông qua thức ăn hoặc bổ sung thêm
Quản lý ánh sáng
- Ánh sáng thích hợp sẽ ảnh hướng lớn đến khả năng đẻ trứng của gà
- Thời gian chiếu sáng: đảm bảo gà có ít nhất 14 – 16 giờ ánh sáng mỗi ngày, Trong
- Sử dụng đèn có cường độ phù hợp, thường là bóng đèn huỳnh quang hoặc LED.
Quản lý môi trường chuồng trại
- Chuồng trại đảm bảo thoáng mát, sạch sẽ giảm thiểu nguy cơ bệnh tật
- Nhiệt độ: chuồng trại ổn định, tránh quá nóng hoặc quá lạnh. Nhiệt độ lý tưởng cho gà đẻ trứng là từ 18 – 24 độ C
- Đảm bảo vệ sinh và cung cấp đủ nguồn nước cho gà đẻ trứng
Kiểm soát dịch bệnh
- Tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin cần thiết
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị bệnh kip thời
- Sử dụng các loại thức ăn bổ sung và thuốc bổ để tăng cường sức khỏe cho gà
Quản lý chất lượng đàn gà
- Chọn lọc và quản lý đàn gà đảm bảo các giống gà có năng suất đẻ trứng cao
- Theo dõi tuổi gà thay thế gà già khi cần thiết
- Nếu có ý định nuôi gà lấy trứng thì nên lựa chọn những giống gà siêu trứng
Sử dụng các thuốc kích trứng
Thuốc kích thích đẻ có chứa đầy đỉ thành phần vitamin, các chất bổ sung cho cơ thể gà mái sản sinh được trứng, giúp vỏ trứng dày hơn, quá trình thụ phôi cũng tốt hơn, giúp chất lượng trứng tốt
- Chất Thyreoprotein hoặc Caseiniod giúp gà mái đẻ tăng thêm 6% và rút ngắn thời gian chu kỳ đẻ khoảng 20% thời gian
- Chất Eitririn làm tăng sản lượng trứng len 26% liều 8g/100 kg thức ăn
- Chất Analgin 500mg/ viên cũng có thể giúp gà đẻ nhiều hơn và giảm thời gian chu kỳ đẻ
Trên đây là một số chia sẻ lưu ý khi gà đẻ trứng và cách kích thích gà đẻ nhiều trứng. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bà con những thông tin hữu ích