Cách làm cám viên cho lợn thịt

Đánh giá post

Để năng suất lợn thịt tăng cao thì việc đảm bảo cân đối về thành phần các chất dinh dưỡng (chất tinh bột, chất đạm, các chất khoáng và các vitamin) phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của lợn thịt là rất quan trọng. Người chăn nuôi có thể tự làm cám viên đầy đủ các dưỡng chất cho lợn thịt tăng lợi nhuận kinh tế.

Trong thức ăn cho lợn gồm 4 nhóm chính: nhóm thức ăn giàu tinh bột, nhóm thức ăn giàu đạm, nhóm thức ăn khoáng và nhóm thức ăn giàu vitamin.

Lợn thịt
Khu chuồng nuôi lợn thịt

Nhóm thức ăn giàu tinh bột:

Là nhóm thức ăn cung cấp năng lượng cho cơ thể lợn, có nhiều trong ngũ cốc (cám, ngô, khoai, sắn, cao lương…)

Cám: là thành phần chính trong thức ăn tinh của lợn thịt. Nó chiếm tỷ lệ 40-45% giúp lợn thịt lớn, nếu ăn quá nhiều lợn sẽ bị ỉa chảy.

Cám dễ bị mốc, hôi dẫn đến giảm các chất dinh dưỡng và vitamin ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của lợn. Cám không nên giữ lâu quá 1 tháng.

Ngô: là thức ăn chứa nhiều tinh bột, giàu vitamin A. Không nên để lâu vì ngô dễ sinh nấm mốc và mất các vitamin như vitamin A có trong ngô vàng.

Thức ăn củ: sắn, khoai, dong riềng tuy có nhiều tinh bột, nhưng thiếu một số chất khác nên không thể thay thế được cám, ngô trong khẩu phần ăn của lợn thịt. Củ thường chứa độc tố nên khi dùng sắn tươi, khoai tây phải nấu chín để tránh ngộ độc và dễ bảo quản vì củ khoai tây lên mầm có độc tố gây rối loạn thần kinh và bộ máy tiêu hoá, cần được luộc chín và ăn với số lượng ít.

Tinh bột
Tinh bột

Nhóm thức ăn giàu đạm:

Đạm là chất quan trọng để tạo nên thịt.

  1. Nguồn đạm từ động vật gồm: bột cá, cua, ốc…
  2. Nguồn đạm từ thực vật gồm:
  • Đậu tương có tỷ lệ protein cao, ít vitamin và khoáng, nhiều chất béo, cần phải rang khô để sử dụng.
  • Bã đậu ít protein hơn, có nhiều sinh tố dùng làm thức ăn bổ sung rất tốt.
  • Bột cá: dùng trong chăn nuôi chủ yếu là bột cá, nguồn đạm cần thiết trong khẩu phần ăn của lợn, vì có nhiều axit amin không thay thế. Nhưng cũng không thể vượt quá 10% trong khẩu phần ăn hàng ngày.Trong bột cá có bột cá nhạt với tỷ lệ đạm cao dùng rất phổ biến trong chăn nuôi lợn. Bột cá mặn (xác mắm) có tỷ lệ đạm thấp hơn và tỷ lệ muối cao, khi sử dụng cần tính toán sao cho lượng muối không quá 0,5% trong khẩu phần. Lợn ăn nhiều muối dễ bị ỉa chảy.
  • Đạm giúp tạo ra các phân tử trong thịt, xương, lông da, phát triển tế bào để lợn tăng trọng lượng cơ thể.
  • Đạm do nhiều axit amin như lysine, methionine, tryptophan, arginine, valine v.v… tạo thành. Trong đạm động vật (bột cá, cua, tôm, ốc…) có gần đủ các axit amin nói trên, nhưng trong đạm thực vật lại thiếu một số axit amin cần thiết. Vì thế, trong chăn nuôi lợn người ta thường phối hợp cả hai loại để bổ sung cho nhau và hạ giá thành thức ăn.
Thức ăn chứa nhiều đạm: cua, cá, bột cá, đỗ tương
Thức ăn chứa nhiều đạm: cua, cá, bột cá, đỗ tương

Nhóm thức ăn khoáng:

Thức ăn khoáng quan trọng cho hình thành và phát triển bộ xương của lợn. Chất khoáng gồm canxi, phốt pho, muối ăn và các nguyên tố vi lượng Mn, Cu, Zn, Fe, Co…

  •  Chất khoáng rất cần cho cơ thể lợn, góp phần tạo ra tế bào, điều hoà sự hoạt động của các cơ quan nội tạng, đồng hoá thức ăn đạm và chất béo.
  • Thiếu chất khoáng năng suất thịt giảm, tăng trưởng chậm, tạo điều kiện phát sinh ra các bệnh như lao , bại liệt.
  •  Canxi (Ca) và photpho (P) cấu tạo nên xương, răng và có trong máu, trong tế bào. Chúng có trong vôi bột (vôi tã), vỏ sò nghiền sống, mai mực…
Thức ăn chứa khoáng chất
Thức ăn chứa khoáng chất

Nhóm thức ăn giàu vitamin:

Lợn thịt cần các loại vitamin A, vitamin nhóm B, vitamin D, E có trong rau xanh và một số vitamin phải bổ sung từ ngoài vào để phát triển, sinh sản và phòng ngừa bệnh tật.

– Vitamin A: có trong ngô vàng, cám gạo, các loại rau cỏ tươi non… Thiếu vitamin A lợn không lớn, còi, dễ bị nân sổi, lợn con ỉa chảy, chết dần.

– Vitamin B: có trong cám gạo, bột cá, bột đỗ tương, lạc, các loại men, bã bia rượu… Thiếu vitamin B1 và B2 lợn ăn ít,  xuống cân, chân đi không vững; yếu chân sau.

– Vitamin D: có tác dụng đồng hoá Ca, P. Thiếu vitamin D lợn con gầy yếu, khớp xương sưng, xương mềm làm lợn què, lê trên đầu gối hai chân trước, kêu la và mặt sưng phù.

– Vitamin E: quan trọng đối với heo sinh sản, thường có trong thóc mầm, cám, ngô, khô dầu hoặc trên thị trường đã có bán các loại vitamin bổ sung này cho các loại lợn thịt.

Thức ăn chưa vitamin cho lợn thịt
Thức ăn chưa vitamin cho lợn thịt

Tỷ lệ phần trăm làm cám viên dinh dưỡng cho lợn thịt tại nhà như thế nào?

Các bạn có thể tham khảo theo tỷ lệ sau:

+ Thức ăn nhóm giàu tinh bột của ta gồm cám, ngô, khoai lang, sắn với tỷ lệ trộn giả định như sau: Cám gạo 53%, ngô 74% , khoai lang chứa 81%, sắn chứa 73%.

+ Thức ăn nhóm giàu đạm của ta gồm bột cá và khô dầu lạc. Trộn với tỷ lệ giả định như sau: Bột cá: 35%, khô dầu lạc: 65%

+ Thức ăn nhóm khoáng và nhóm vitamin của ta gồm Bột đá vôi, muối ăn, và premix khoáng-vitamin với tỷ lệ giả định là: Bột đá vôi: 50%, muối ăn : 15%, Premix khoáng-vitamin: 35%.

Cám viên cho lợn thịt
Cám viên cho lợn thịt

Những nhóm thức ăn này các bạn có thể tận dụng sẵn có tại nhà để làm ra cám viên, giảm chi phí thành phẩm. Để làm được cám viên thì các bạn có thể dùng máy ép cám viên trục đứng S250 do Công ty Bình Minh sản xuất.

Vậy cách làm cám viên cho lợn thịt như thế nào?

Cần có từ 3 loại thức ăn trở lên, sử dụng tối đa các loại thức ăn sẵn có của gia đình. Các loại thức ăn đem trộn đều đảm bảo chất lượng, không bị mốc, mọt, không bị hấp hơi, có mùi lạ và không bị vón cục.

Một số nguyên liệu cần được sơ chế trước để lợn hấp thụ tối đa và dễ tiêu hóa như: đậu tương phải rang chín; vỏ sò, vỏ hến phải nung nóng trước khi nghiền… trộn đều với Ngô nghiền, cám gạo, bột sắn, muối…

Căn cứ vào số lượng lợn và thức ăn của chúng mà tính toán lượng thức ăn cần phối trộn, không phối trộn số lượng quá lớn sẽ giảm chất lượng do bảo quản lâu. Thức ăn tinh phối trộn phải đảm bảo rẻ, dễ sử dụng và bảo quản.

Cám viên cho lợn
Cám viên cho lợn

Cách phối trộn thức ăn để đem nghiền:

Đổ dàn đều các loại thức ăn đã nghiền ra nền nhà khô, sạch theo thứ tự: loại nhiều đổ trước, loại ít đổ sau. Đối với các loại thức ăn có khối lượng ít (như khoáng, vitamin…) phải trộn trước với một ít bột ngô hoặc cám để tăng khối lượng, sau đó mới trộn lẫn với các thức ăn khác để đảm bảo phân bố đều trong hỗn hợp thức ăn.

Dùng xẻng, hoặc tay trộn thật đều (cho đến khi hỗn hợp thức ăn có màu sắc đồng nhất) sau đó dùng máy ép cám viên trục đứng S250 đem nghiền và phơi khô, đảm bảo thức ăn có thể sử dụng từ 3-5 ngày.

Máy ép cám viên trục đứng S250
Máy ép cám viên trục đứng S250

 

Để biết thêm chi tiết về máy ép cám viên, quý khách vui lòng xem tại đây.

chat fb
Gọi ngay