Thức ăn là một trong những vấn đề quan trọng trong quá trình chăn nuôi gia súc trong đó phải kể đến kỹ thuật ủ chua cỏ cho bò. Làm sao để băm cỏ ủ chua thức ăn cho gia súc hiệu qủa và vỗ béo cho bò nhanh lớn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau.
I. Cách vỗ béo bò nhanh nhất
1.Kỹ thuật chăn nuôi bò vỗ béo
Thức ăn cho bò vỗ béo phải đảm bảo cung cấp đủ về năng lượng và chất dinh dưỡng để bò sinh trưởng và phát triển tốt.
– Đối tượng áp dụng: Bò từ 15 – 18 tháng tuổi
– Thời gian vỗ béo:
Phụ thuộc vào tuổi, độ béo của bò trước khi vỗ béo và yêu cầu của thị trường về khối lượng bò, chất lượng thịt… thông thường thời gian vỗ béo là 60 – 90 ngày
– Thức ăn nuôi bò vỗ béo gồm:
- Thức ăn thô xanh: Các loại cỏ tự nhiên, cỏ trồng, thức ăn ủ chua, thức ăn xanh chiếm 55 – 60% vật chất khô trong khẩu phần
- Thức ăn tinh: Bột ngô, cám gạo, thóc nghiền, bột sắn, bột khoai, bột mỳ…
- Phụ phẩm: thân cây ngô, rơm dạ, khô dầu đậu tương, khô dầu lạc, khô dầu dừa, khô dầu vừng, bột máu, bột thịt xương…
- Khoáng đa lượng, vitamin: Ure, vitamin A, D.. khoáng đa lượng như: Ca, p, Na… Thường bổ sung dưới dạng premix vitamin, premix khoáng 1 -2% trong khẩu phần thức ăn tinh cho bò
2. Quy mô chăn nuôi nông hộ
Thực hiện vỗ béo bằng hình thức chăn thả chủ yếu nguồn thức ăn thô xanh tự nhiên trên đồng cỏ. Ngoài ra, cần bổ xung nguồn thức ăn tại chuồng như : cỏ tươi, rơm khô, thức ăn ủ chua, cám gạo ( 1,5 -2 kg/ngày) bã bĩa, phụ phẩm nông nghiệp…
3. Quy mô chăn nuôi trang trại
– Đối với chăn nuôi quy mô trang trại nên vỗ béo bò theo hình thức nuôi nhốt, giảm vận động, không chăn thả, tập cho bò ăn khẩu phần vỗ béo để quen dần tránh rối loại tiêu hóa.
- Tuần 1: 25 kg cỏ +0,5 – 1 kg thức ăn tinh ( cho ăn tăng dần)
- Tuần 2: 20 kg cỏ + 1 – 2 kg thức ăn tinh ( cho ăn tăng dần)
- Tuần 3: 15 kg cỏ + 2 – 3 kg thức ăn tinh ( cho ăn tăng dần)
- Tuần 4 trở đi: 15 kg cỏ + thức ăn tinh cho ăn tự do
Cần bổ sung đủ nước sạch cho bò uống tự do, có thể bổ sung muối ăn pha với nước uống với mức 0.9% cho bò uống hằng ngày.
4. Công thức phối trộn khẩu phần vỗ béo cho bò
Nguyên liệu | Công thức 1 | Công thức 2 | Công thức 3 |
Bột sắn | 80 | 60 | 39 |
Ngô | 25 | 50 | |
Khô dầu ( 40% protein thô) | 11 | 6 | – |
Rỉ mật | 5 | 5 | 5 |
Ure | 1,5 | 1,5 | 1,5 |
Muối ăn | 1 | 1 | 1 |
Bột xương hoặc đá liêm | 1,5 | 1,5 | 1,5 |
II. Kỹ thuật ủ chua cỏ cho bò
1. Các bước ủ chua cỏ cho bò đúng cách
Khi ủ có thể sử dụng và ủ nhiều loại cỏ với nhau nhưng phải đảm bảo các tiêu chuẩn theo các bước sau:
Bước 1: Băm và phơi nguyên liệu
– Cỏ thu hoạch về tiến hành cho vào máy băm cỏ thành từng đoạn, sau đó đem đi phơi héo bớt .
– Phơi dưới sân hoặc bạt dứa sạch để giảm bớt độ ẩm (lượng nước) trong cỏ. Khi cỏ có độ ẩm khoảng 65-70% là phù hợp để đem ủ.
– Kiểm tra độ ẩm của cỏ trước khi ủ bằng cách dùng tay nắm một nắm cỏ sau khi phơi trong vòng 1 phút, rồi từ từ nhả ra và thấy:
- Cỏ mở ra từ từ, các nếp trên lá để lại đường gấp không rõ ràng, không bị gẫy nát thì độ ẩm đạt 65-70%.
- Cỏ mở ra từ từ, các nếp trên lá không để lại đường gấp, không bị dập nát thì độ ẩm trên 70% tiếp tục phơi.
- Cỏ bung ra ngay thì độ ẩm dưới 60%, nếu là cỏ non đem ủ thì có chất lượng tốt, cỏ già sẽ cứng nên khi đem vào túi ủ rất dễ bị thủng túi.
Bước 2: Cân và phối trộn nguyên liệu
– Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu, tiến hành cân theo tỷ lệ: 100kg cỏ + 5-10kg bột ngô hoặc cám gạo + 0,5kg muối ăn rồi phối trộn nguyên liệu.
– Để đảm bảo các nguyên liệu được trộn đều với nhau, cần tiến hành trộn đều muối ăn với bột ngô hoặc cám gạo, sau đó đem hỗn hợp này trộn đều với cỏ.
Bước 3: Cách ủ
– Với túi ủ:
- Cho từng lớp vào túi cao từ 15 – 20cm, rồi dùng tay lèn chặt,
- Nén trên toàn bộ bề mặt, xung quanh và các góc, sau đó tiếp tục cho các lớp khác cứ như vậy cho đến khi đầy bao thì dùng dây buộc chặt lại, ghi ngày tháng ủ.
- Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh chuột, bọ, gián… cắt thủng bao, không khí sẽ xâm nhập làm mốc, thối thức ăn.
– Với hố ủ:
- Vệ sinh sạch sẽ hố ủ trước khi đem nguyên liệu vào ủ.
- Lót đáy hố bằng gạch hoặc rơm khô, xung quanh bằng bạt dứa, túi nilon đảm bảo kín, không bị hở.
- Cách đưa nguyên liệu vào tương tự như đem vào túi ủ, khi đầy hố thì phủ thêm 1 lớp rơm rạ và tiến hành che đậy kín đảm bảo không khí và nước mưa không vào.
2. Các sử dụng cỏ ủ chua
Vào ngày đầu tiên nên cho ăn lượng nhỏ để cho bò ăn quen dần, sau đó tăng dần và đến ngày thứ 3 hay ngày thứ 4 thì cho ăn lượng tối đa cần thiết.
Lượng thức ăn ủ xanh cho bò ăn một ngày đêm là: 7-12kg. Ngoài ra cho ăn thêm cỏ xanh và rơm.
3 .Lưu ý khi sử dụng thức ăn ủ xanh
- Thức ăn ủ xanh không cân bằng dinh dưỡng nên khi nuôi bò cần bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cần thiết.
- Là thức ăn thô có năng lượng tiêu hóa thấp nên nếu chỉ cho ăn ủ xanh sẽ không đảm bảo được tốc độ sinh trưởng tối ưu cho bò thịt.
- Do vậy, một lượng thức ăn tinh nhất định (25 – 30% hoặc cao hơn) phải cho ăn cùng để cung cấp đủ năng lượng cho nhu cầu sản xuất của bò.
- Khi vỗ béo bò bằng thức ăn ủ xanh cần bổ sung thêm vitamin A vì mặc dù trong thức ăn ủ xanh có khá nhiều caroten nhưng khả năng chuyển hóa caroten thành vitamin A của bò thịt không được tốt.
- Khi vỗ béo bằng thức ăn ủ xanh cũng cần phải bổ sung các loại khoáng như canxi, photpho, muối, lưu huỳnh, coban, sắt….Khoáng có thể bổ sung theo một tỷ lệ nhất định trong khẩu phần hoặc cung cấp dưới dạng bò có thể ăn tùy thích.
4. Có nên cho gia súc ăn thức ăn ủ chua hàng ngày
- Thành phẩm nguyên liệu được bảo quản gần như nguyên thành phần dinh dưỡng
- Cải thiện chất lượng dinh dưỡng do hoạt động của vi sinh vật sản sinh ra
- Không có độc tố, mùi vị thơm, hấp dẫn gia súc, giá thành chế biến thấp, dễ áp dụng với mọi quy mô chăn nuôi và thời gian bảo quản dài.
- Gia súc ăn thức ăn đã được ủ chua sẽ rút ngắn quá trình lên men ở dạ con, hạn chế hoạt động của vi sinh vật dạ cỏ làm giảm quá trình sản sinh ra khí me-tan, giảm phát khí nhà kính.
5. Cỏ ủ chua để được bao lâu ?
Cỏ được ủ trogn vòng khoảng 15 – 20 ngày có thể cho bò dùng.
Nếu muốn để lâu thì túi ủ phải để nguyên không được mở, không được để rách túi.
Độ chua thức ăn có thể cao và có một tỷ lệ bị hỏng nên cần theo dõi để định ra thời gian dự trữ thích hợp.
Trên đây là một vài chia sẻ về kỹ thuật chăn nuôi bò vỗ béo mau lớn. Hy vọng bài viết cung cấp cho bà con những thông tin hữu ích.