Kỹ thuật nuôi vịt thịt năng suất cho người mới bắt đầu

3.7/5 - (3 bình chọn)

Vịt là loại thủy cầm phát triển nhanh chóng, kiếm mồi giỏi và ít mắc bệnh tật có ý nghĩa kinh tế cao trong việc cung cấp thịt, lông, trứng đặc biệt là thịt.

Áp dụng kỹ thuật nuôi vịt hiệu quả chỉ sau 2 tháng rưỡi kể từ thời điểm nở, bà con đã có thể xuất bán với cân nặng mỗi con đạt từ 2,5 – 3kg, rút ngắn thời gian nuôi, thu lãi hàng trăm triệu đồng mỗi năm tùy thuộc vào quy mô trang trại.

1. Tìm hiểu nghề nuôi vịt thịt

Chăn nuôi vịt được chi làm 2 hướng gồm: nuôi vịt đẻ và vịt thịt.

Kỹ thuật nuôi vịt đẻ có phần phúc tạp hơn vì liên quan đến  nhiều thứ: nuôi vịt con từ nhỉ, nuôi vịt đẻ trứng, chỉnh nhiệt độ chuồng phù hợp, chú ý đến thời kỳ sinh sản và nhiều thứ khác…

Chăn nuôi vịt

2. Lợi thế của chăn nuôi vịt thịt

  • Kỹ thuật chăm sóc dễ hơn vịt đẻ
  • Thời kỳ sinh trưởng nhanh chỉ trong khoảng 40 – 50 ngày
  • Nhu cầu cao – khả năng tiêu thụ tốt

3. Kỹ thuật nuôi vịt cho người mới bắt đầu

3.1 Chọn giống vịt

  • Lựa chọn nguồn cung cấp giống vịt tốt, uy tín
  • Nên chọn vịt con nở đúng ngày ( 28 ngày) là tốt nhất. Nếu vịt nở sớm hoặc muộn đều sẽ không tốt

3.2 Chuẩn bị chuồng nuôi

– Khi chuẩn bị chuồng, bạn cần chú ý những điều sau:

Chuồng nuôi vịt
  • Chuồng phải được dọn dẹp sạch sẽ, quét vôi trắng, để chuồng luôn khô ráo
  • Độ ẩm trung bình 65% nếu điều kiện ẩm thấp vịt sẽ dễ mắc bệnh
  • Có đèn chiếu sáng và sưởi ấm cho vịt
  • Xung quanh chuồng cần che chắn bằng ni lông hoặc bạt để chắn gió.

– Đối với chuồng úm vịt con mới nhập về:

  • Cần đảm bảo kích thước chiều rộng 6m, dài 12m cho từ 1500 – 2000 con vịt trong vòng 2 tuần đầu.
  • Khoảng cách từ nền chuồng đến nóc phải cách ít nhất 3,5m để đảm bảo độ thông thoáng.
  • Hoặc bà con có thể làm quây vịt bằng cót với chiều dài 4- 4,5m, chiều cao 0,4 – 0,5m cho 60 – 70 con vịt con.

Đối với kiểu chuồng mở để nuôi vịt siêu thịt:

  • Chiều rộng chuồng nuôi từ 10 – 12m, chiều dài sẽ phụ thuộc vào số lượng đàn vịt.
  • Khoảng cách tối thiểu từ nền chuồng đến nóc là 3,8m

4. Kỹ thuật nuôi vịt thịt năng suất

4.1 Chăm sóc và nuôi dưỡng

– Giai đoạn từ 1 – 3 ngày tuổi:

vit-con
Kỹ thuật nuôi vịt
  • Vịt mới đem về cho nghỉ khoảng 30 phút, sau đó cho vịt uống nước pha đường 5% và Vitamin C, tiếp theo cho vịt ăn cơm hoặc gạo lức (cơm nấu chín để nguội rải đều trên tràng), mỗi ngày cho vịt ăn 5 lần.
  • Luôn giữ cho chuồng úm khô ráo sạch sẽ, tránh gió lùa, nước uống phải sạch sẽ, nhiệt độ úm từ 32 – 34oC.

– Giai đoạn 3 – 21 ngày:

  • Tập cho vịt ăn thêm rau xanh và tập cho vịt quen với nước, thời gian tăng dần 5 – 10 phút, vào những lúc nắng ấm. Sau 7 – 10 ngày cho vịt tắm tự do
  • Từ ngày thứ 16 tập cho vịt ăn lúa bằng cách thay 1 phần thức ăn viên hay gạo bằng lúa nấu chín. Sau đó từ tử thay bằng lúa sống.

Giai đoạn 22 ngày đến ngày giết thịt:

  • Tận dụng thức ăn đồng ruộng sau những mùa thu hoạch, nếu vịt đói cho ăn thêm lúa và mồi tươi theo tỉ lệ 3 lúa + 2 mồi tươi. Vịt được vỗ béo 5 – 7 ngày trước khi bán cho ăn bằng lúa hoặc thức ăn viên của các công ty.
  • Thành phẩm dinh dưỡng thức ăn vịt
* Giai đoạn vịt thương phẩm từ 1 ngày tuổi đến 2 tuần tuổi 
– Thức ăn cho vịt con gồm:
  • Bột ngô: 40% – 50 %
  • Cám gạo: 20% – 30%
  • Khô dầu: 18%
  •  Bột cá: 10%
  •  Bột xương: 2%
  •  Ngoài ra, bổ sung thêm Vitamin ADE và Vitamin Bcomplex, các khoáng chất Premix
– Lượng ăn: ngày ăn 3 – 4 bữa
* Giai đoạn vịt giò hoặc vịt thịt 
thanh-phan-cam-vit
Thành phần cám viên cho vịt
– Thức ăn cho vịt gồm:
  •  Bột ngô: 40 % – 50%
  •  Cám gạo: 25 – 30 %
  •  Khô dầu: 15%
  •  Bột cá: 10%
  •  Ngoài ra, bổ sung thêm Vitamin ADE và Vitamin Bcomplex, các khoáng chất Premix
– Lượng ăn: 2 – 3 bữa
* Giai đoạn vịt đẻ 
– Thức ăn cho vịt gồm:
  •  Bột ngô: 40 % – 50%
  •  Cám gạo: 25 – 35 %
  •  Khô dầu: 18%
  •  Bột cá: 5 – 7%
  •  Ngoài ra, bổ sung thêm Vitamin ADE và Vitamin Bcomplex, các khoáng chất Premix
– Lượng ăn: ngày 3 bữa thêm rau tươi

5. Những lưu ý trong kỹ thuật nuôi vịt thịt 

Cách chăm sóc nuôi dưỡng tương tự như phương thức trên, nhưng cần lưu ý một số điểm sau:

* Hai ngày đầu:

  • Cho vịt ăn cơm, giữ ấm cho vịt.

* Giai đoạn từ 3 – 21 ngày:

  •  Cho vịt ăn hoàn toàn thức ăn viên (dùng cho vịt).
  •  Đảm bảo nước đầy đủ, sạch.
  •  Thắp sáng cho vịt vào ban đêm, tránh gió lùa.

* Giai đoạn 22 ngày đến giết thịt:

  • Cho vịt ăn thức ăn vịt lứa, ăn 3 – 4 bữa trong ngày.
  • Có thể tận dụng ăn 50% thức ăn viên + 50% lúa, xác mì, cua, ốc, rau xanh… tận dụng thức ăn gia đình.
  • Nuôi vịt bằng cách này có thể đạt 2,8 – 3,0 kg/con lúc 60 ngày tuổi.

* Hằng ngày nên quan sát đàn vịt để can thiệp kịp thời:

  • Nếu vịt phân bố đều trong chuồng, chứng tỏ vịt khỏe.
  • Nếu vịt tập trung xung quanh đèn, chứng tỏ vịt lạnh phải bố trí thêm bóng đèn hoặc hạ thấp bóng đèn.
  • Nếu vịt con tản xa đèn, nằm há mỏ thở, giơ cánh lên, chứng tỏ vịt bị nóng, ta phải bớt bóng đèn sưởi, hoặc treo bóng đèn lên cao hơn.
  •  Nếu vịt không chơi không chạy nhảy, nằm một chỗ, chứng tỏ vịt bị gió lùa.
  •  Nếu vịt bị bết đít chứng tỏ chuồng bị ẩm thấp, chế độ thức ăn bị dư thừa làm cho vịt bị tiêu chảy.
  •  Nếu vịt lười ăn, lười uống, phân bất thường phải nhờ bác sĩ thú y đến can thiệp.

Ngoài ra, để tiết kiệm chi phí chăn nuôi bà con nên tự làm cám viên cho vịt tại nhà tận dụng được các loại phụ phẩm sẵn có như: bột cám, ngô hạt, rau xanh, cua, cá, ốc… để làm thức ăn dạng viên. Thay vì, phụ thuộc mua cám ngoài với giá cao.

Hơn nữa, bà con nên ứng dụng máy móc vào kỹ thuật chăn nuôi vịt góp phần tăng năng suất và tiết kiệm thời gian và công sức

 

chat fb
Gọi ngay