Hướng dẫn cách trồng nấm linh chi đạt năng suất cao

Đánh giá post
Nấm linh chi là loại nấm được xếp vào nhóm nấm dược liệu vì có tác dụng trong phòng và điều trị bệnh, chính vì vậy mà cách trồng nấm linh chi luôn được nhiều bà con quan tâm đến. Nấm mọc nhiều ở các rừng có nhiều loại gỗ lớn, đặc biệt trên các núi cao rừng rậm lâu năm. Các tên gọi khác của nấm linh chi là: Nấm vạn năm, nấm thần tiên, nấm lim, xích chi, đan chi, tiên thảo …. Nấm có nhiều màu sắc khác nhau thay đổi từ vàng, vàng cam, đỏ cam, đỏ, đỏ sạm, đỏ tía, đen, trắng, tím…

Nhu cầu sử dụng nấm linh chi ngày càng cao. Đây chính là tiềm năng và điều kiện thuận lợi để các cá nhân, hộ gia đình hướng tới phát triển và mở rộng quy mô trang trại trồng nấm linh chi cung ứng sản phẩm cho thị trường tiêu thụ. Nhưng để trồng nấm đạt năng suất cao là điều không phải ai cũng biết, mời bà con theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu sâu hơn về cách trồng nấm linh chi đạt năng suất một cách đơn giản nhất nhé.

1. Thị trường nấm linh chi

Bà con hãy thử điểm qua một số nơi bán nấm linh chi tại các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, TP. HCM… đã thấy được những quảng cáo hấp dẫn kèm theo giá thành tương đối cao và đây cũng là con số đáng mơ ước của bà con nông dân khi trồng loại nấm này.

Giá bán nấm linh chi sẽ không có mức chung nào cả vì Việt Nam chúng ta không có những tổ chức như “Hiệp hội nông dân trồng nấm linh chi” để thống nhất mức giá cố định. Nên giá nấm trên thị trường sẽ không ổn định, đó là với bán lẻ, còn sỉ đầu ra sẽ có những lúc cố định cho từng loại nấm khác nhau và có chênh lệch nhưng không cao.

2. Lợi nhuận và rủi ro khi trồng nấm linh chi

Năng suất: Trung bình một bịch phôi nấm linh chi cho ra được 12 – 15gr trong một đợt và có thể ra trong đợt 2, nhưng lầm 2 tai nấm sẽ nhỏ hơn rất nhiều và tốn thêm thời gian 2 tháng. Kéo theo đó ở những lần 2 sâu bệnh sẽ nhiều hơn, vì vậy người trồng nấm linh chi cần chú ý đến đợt 2 nhiều hơn để tránh sâu bệnh.

Sâu bệnh: Nấm linh chi khi còn non rất dễ bị sâu phá dẫn tới không phát triển được làm giảm năng suất. Khi nấm ở giai đoạn trưởng thành, với môi trường không tốt dễ bị sâu đốt làm tai nấm mất thẩm mỹ và bị cháy héo làm giảm giá trị nấm rất nhiều.

Đầu ra: Đầu ra luôn là vấn đề của nhiều người khi bắt tay vào công việc trồng nấm, vất vả trong khâu tìm được nơi thu mua ổn định về giá thành. Nếu nấm đạt chuẩn thì vấn đề đầu ra sẽ đơn giản hơn, nhưng nếu nấm xấu, nhỏ, bị sâu bệnh giá thành sẽ như thế nào?

3. Mô hình trồng nấm linh chi

Một mô hình trồng nấm linh chi thường bố trí thành 3 khu riêng: Nhà kho và xử lý nguyên liệu, khu vườn ươm và khu nhà trồng.

3.1. Nhà kho và xử lý nguyên liệu

Nhà kho: Dùng để cất nguyên liệu làm giá thể trồng nấm. Khu sân phải thoáng mát, không bị tác động trực tiếp của mưa nắng, không làm ẩm mốc nguyên liệu.

Khu vực xử lý nguyên liệu: Đặt gần kho chứa để thuận tiện cho việc vận chuyển. Khu vực xử lý nguyên liệu nên làm nền láng xi măng, có lắp đặt đường ống dẫn – thoát nước tốt, có mái che nắng che mưa.

3.2. Khu nhà ươm

Trồng nấm linh chi tại khu vườn ươm sẽ gồm có phòng cấy giống và nhà nuôi sợi.

Phòng cấy giống: Là phòng nhỏ, kín, sạch sẽ, được sát trùng vệ sinh kỹ lưỡng, đảm bảo đầy đủ ánh sáng tự nhiên nhưng không có ánh nắng chiếu trực tiếp.

Nhà nuôi sợi: Yêu cầu sạch sẽ, thoáng mát, nền nhà bằng phẳng, không bị đọng nước, tốt nhất nên láng xi măng để chuột, côn trùng không thể đào bới, gây hại. Ở bên trong phòng nuôi sợi sẽ bố trí các giàn kệ để xếp phôi nấm. Độ ẩm từ 75 – 80%, nhiệt độ từ 22 – 30 độ C.

3.3. Khu nhà trồng nấm linh chi

  • Phải đảm bảo sạch sẽ và tránh ánh nắng trực tiếp.
  • Có khả năng giữ ẩm tốt luôn duy trì độ ẩm từ 85 – 95%, tránh gió lùa nhưng không quá kín làm ngột nấm, nhiệt độ từ 22 – 25 độ C.
  • Gần nguồn nước tưới và có đường dẫn thoát nước tốt.
  • Có hệ thống cửa điều độ chỉnh thông thoáng khi cần thiết.
  • Nhà trồng nên xây dựng thành một khu vực riêng độc lập với khu nhà nuôi sợi vì nhà trồng là nơi phát sinh rất nhiều bệnh.
  • Trong nhà trồng có các giàn kệ hoặc dây treo các túi nấm.

4. Quy trình trồng nấm linh chi

4.1. Đặc tính sinh trưởng

Độ ẩm

  • Độ ẩm cơ chất: 60%-62%
  • Độ ẩm không khí: 80-95%

Nhiệt độ thích hợp

  • Giai đoạn nuôi sợi: 20 – 30 độ C
  • Giai đoạn quả thể: 20 – 28 độ C

Độ thông thoáng

  • Trong suốt quá trình sinh trưởng quả thể, nấm Linh chi đều cần độ thông thoáng tốt.
  • Dinh dưỡng: Dùng trực tiếp nguồn xenlulozơ.

Ánh sáng

  • Giai đoạn nuôi sợi: kín gió, độ sáng vừa phải.
  • Giai đoạn quả thể phát triển: cần ánh sáng tán xạ, ánh sáng được cân đối từ mọi phía.

Độ PH

  • Linh chi thích nghi trong môi trường trung tính đến axit yếu (pH 5,5-7).

Hình dáng

  • Hình mũ nấm không được tròn mà rất nhăn nheo.
  • Hình giống như trái thận.
  •  Hình giống như sừng hươu.
  • Nấm linh chi cây nấm gồm 2 phần cuống nấm và mũ nấm.
  • Đường kính tai nấm thông thường đạt 15, 24 cm, đường kính tai nấm thuộc cỡ lớn là 25,4 cm.

4.2. Thời vụ trồng nấm linh chi

Để trồng nấm linh chi đỏ một cách tốt nhất, thời vụ nên bắt đầu từ tháng 1 cho đến tháng 10. Vì sau khoảng tháng 10, lượng mưa tương đối nhiều, độ ẩm không khí cao nên nấm rất dễ bị nhiễm bệnh và phát triển không đồng đều.
Trong một năm có thể linh động để trồng từ 3 – 4 vụ nấm. Tuy nhiên đa số nấm linh chi ở Việt Nam hiện nay đều có thời gian nuôi trồng từ 3 – 4 tháng từ khi cấy giống.

4.3. Nguyên Liệu trồng nấm linh chi

 

Nguyên liệu trồng nấm linh chi chủ yếu là mùn cưa của các loại gỗ mềm không chứa tinh dầu độc tố như cao su, gỗ mít, bã mía, hoặc một số cây thuốc họ thân thảo.

Ngoài ra cần bổ sung thêm nhiều phụ gia, phối trộn thêm nhiều chất dinh dưỡng, vi khoáng chất tự nhiên như: bột cám, bột ngô, MgSO4, vôi, CaCO4, sử dụng nguồn nước phải sạch.

Phối trộn nguyên liệu trồng nấm linh chi phải đồng nhất để chuẩn bị khâu ủ mạt cưa, ủ mạt cưa để lên men tỏa nhiệt làm phân giải chất xơ và bay hơi các tinh dầu có trong mạt cưa, giúp nguyên liệu có điều kiện thấm nước, các vi khuẩn phân hủy làm diệt bớt mầm bệnh gây bệnh có trong nguyên liệu.

4.4. Đóng bịch phôi nấm

Yêu cầu đóng bịch trồng nấm linh chi phải chặt tay, khối lượng túi từ 1,2kg đến 1,5kg, trọng lượng phôi nấm phải đủ không quá dư hoặc không quá thiếu. Mục đích đóng bịch nấm là không làm cho tơ chất bị đứt, bị nhiễm bệnh do môi trường và khi di chuyển.

Dùng que soi nấm để tạo lỗ nông tiện khi cấy giống tránh làm cho tơ nấm bị va chạm. Sử dụng túi nilon có kích cỡ 19 đến 20 đóng mạt cưa xong tiến hành làm cổ, dùng nút nhựa làm cổ sau đó nhét bông gòn vào miệng bịch không cho thấm, sau đó thấp thanh trùng.

Sử dụng túi nilon có kích cỡ 19 đến 20 đóng mạt cưa xong tiến hành làm cổ, dùng nút nhựa làm cổ sau đó nhét bông gòn vào miệng bịch không cho thấm sau đó đem liền đi hấp thanh trùng.

4.5. Phương pháp hấp thanh trùng

Kỹ thuật hấp thanh trùng là một trong những khâu rất quan trọng để trồng nấm linh chi thành công, nó tiêu diệt toàn bộ các vi sinh vật có trong nguyên liệu. Dùng phương pháp hấp cách thủy nhiệt độ 1000C, thời gian hấp thanh trùng trong vòng 12 tiếng. Quá trình hấp thanh trùng thì nồi hấp phải đủ hơi nước, đạt nhiệt độ cần thiết.

Sau khi hấp giảm nhiệt độ 50 độ C rồi mới cho bịch phôi giống ra khỏi lò để tránh nhiệt độ cao dễ gây cháy bịch.

4.6. Cấy giống vào bịch

Chuẩn bị: Khử trùng tất cả từ phòng cấy giống và các dụng cụ để cấy giống, phòng cấy giống phải chắn gió, không quá kính, bịch phôi giống sau khi hấp là phải cấy ngay.

Dụng cụ cấy giống: Chai giống, que kẹp, đèn cồn, bàn cấy, cồn sát trùng tất cả phải thanh trùng để nguội.

Cần lưu ý khi cấy giống: Cấy giống phải đúng độ tuổi, khi cấy không nên đưa kẹp đèn cồn vào lửa quá lâu để đốt. Trong quá trình cấy, chai cấy giống luôn để nằm ngang, tốt nhất nên sử dụng tủ cấy sẽ hạn chế bớt mầm bệnh từ không khí, khi nói chuyện, hơi thở.

Cấy giống có thể thực hiện hai phương pháp sau đây:

– Phương pháp 1: Cấy giống linh chi trên que gỗ, cần tạo lỗ bịch phôi giống có đường đường kính 1,8-2cm, sâu 15-17cm, lúc cấy cần đặt bịch nguyên liệu gần đèn cồn, gắp từng que ở túi giống cấy vào túi nguyên liệu.

– Phương pháp 2: Cấy giống linh chi trên hạt, dùng que cấy kều nhẹ giống cho đều trên bề mặt bịch nguyên liệu tránh dập nát giống, cho khoảng 10-15 gam giống cho vào bịch nguyên liệu, cứ mỗi bịch meo giống cấy được 40-50 bịch nguyên liệu.

Sau khi cấy giống đậy nút bông lại vận chuyển đến nhà ủ nấm, luôn vệ sinh sạch sẽ phòng ủ nấm.

4.7. Giai đoạn ủ tơ

Yêu cầu quan trọng nhất của nhà nuôi ủ tơ phải là nơi thông thoáng, sạch sẽ để giảm độ ẩm, giảm nhiệt độ và cung cấp oxy cho nấm, hạn chế nấm mốc phát triển.

  • Nhiệt độ của nhà ủ phôi phải từ 75% – 85%, nhiệt độ từ 200 – 300C
  • Phôi nấm cần được đặt trên kệ treo hoặc kệ đặt.
  • Trong thời gian ủ phôi nấm không tưới nước, không di chuyển.

4.8. Cách chăm sóc nấm linh chi

Khoảng 25 – 30 ngày khi thấy sợ nấm ăn hết 3/4 bịch giống nấm thì tiến hành rạch túi và tưới nước, từ 7 – 10 ngày thường xuyên tưới nước trên nền nhà để duy trì độ ẩm từ 80 – 90% đạt được độ thông thoáng nhất định.

5. Thu hoạch nấm linh chi

5.1. Phương pháp lấy bào tử

Bà con hãy để ý, trên phôi nấm sẽ có một lớp bột màu nâu bám lên rất nhiều đó chính là phấn nấm linh chi. Để thu được lớp phấn này hãy dùng cọ quét sơn để lấy và hứng ở dưới một cách khay nhỏ.

5.2. Cách thu hái nấm

Thời kỳ thu hái nấm là từ khi bắt đầu sản sinh bào tử nấm khoảng 10 ngày sau đó thì thu hái, khi nấm vừa sản sinh lớp bào tử thì ngưng tưới khoảng 10 ngày.

Cách thu hái nấm rất đơn giản, chỉ cần dùng kéo cắt ở cuống nấm sát với miệng bịch nấm, rồi đem đi phơi nhưng nếu làm một cách ngẫu nhiên như vậy sẽ làm mất giá trị của linh chi vì loại nấm này yêu cầu cao về hình thức.

Dùng một cách sọt và trải một lớp giấy báo phía dưới, khi cắt nấm xong hãy úp mặt trên của tai nấm xuống, tuyệt đối không được đè lên nhanh, vì thời điểm này nấm còn ướt, lớp bào tử sẽ dính vào mặt dưới màu trắng làm mất đi thẩm mỹ. Xong một lớp chúng ta lại trải giấy báo lên trên cứ tiếp tục làm vậy đến khi đầy sọt.

5.3. Phơi, sấy khô nấm linh chi

Tốt nhất nên phơi khô nấm linh chi ở dưới ánh nắng tự nhiên khoảng 2 – 3 ngày nắng, chú ý nên phơi thật khô để khi bảo quản tránh bị mốc, thời gian bảo quản lâu hơn.

Nếu điều kiện thời tiết mưa nhiều thì phải dùng lò sấy nấm ở nhiệt độ 350 – 400C trong thời gian 1-4 tiếng, khi nào thấy tai nấm khô cứng là đã sấy xong.

Cứ 3kg nấm linh chi tươi sau khi phơi thì sẽ thu được 1kg khô, cứ 1000 bịch phôi giống sau khi phơi cho khoảng 10 đến 20kg tùy theo chất lượng phôi giống.

5.4. Đóng gói và bảo quản

Sau khi phơi khô, nấm linh chi được xử lý vi sinh, vi khuẩn trước khi được đóng gói. Thời gian bảo quản từ 1-2 năm nếu đóng gói bằng túi ép chân không, quá trình dùng nấm linh chi phải dùng tay thật khô để lấy nấm, sau đó đậy kín bịch không để cho không khí vào.

Sau khi đã thu hoạch nấm linh chi, việc tận dụng bịch nấm làm giá thể trồng nấm rơm được khá nhiều bà con sử dụng, vì trong bịch nấm có chứa nhiều chất dinh dưỡng từ trước đó nên nấm rơm mọc nhanh, năng suất cao hơn so với rơm rạ. Bên cạnh đó việc sử dụng bã thải từ bịch nấm để nuôi trùn quế cho tỉ lệ sống sót và thành đạt lên tới 100% so với nuôi bằng phân chuồng, rác thải hữu cơ.

CHÚC BÀ CON BỘI THU!

chat fb
Gọi ngay