Dúi là đặc sản của núi rừng với chất lượng thịt thơm ngon, hấp dẫn, giá bán cao. Tuy dúi ít bị bệnh, sinh trưởng tốt nhưng rất nhiều người nuôi bị “mất trắng” do không có kinh nghiệm, kiến thức chăm sóc cơ bản. Bài viết này, Công ty Bình Minh sẽ cung cấp kỹ thuật nuôi dúi bài bản nhất giúp người nuôi giảm thiểu rủi ro, đạt hiệu quả kinh tế cao.
Thức ăn và khẩu phần ăn
Thức ăn chủ yếu của dúi
Dúi là động vật gặm nhấm, chúng ăn được nhiều loại thức ăn khác nhau, nhưng phần lớn là rễ, củ (măng) của các loại cây họ tre, nứa, trúc, mía, cỏ voi, củ quả của các loại cây ngũ cốc, sắn, khoai chúng cũng ăn một số loại rau xanh như rau muống, rau cần, cây bụi.
Tre nuôi dúi có thể nghiền trước để dúi dễ ăn và dễ tiêu hóa hơn.
Máy nghiền 10 buông thẳng. Nghiền tre, nghiền ngô, khoai, sắn, lúa,..
Nuôi dúi thương phẩm còn có thể bổ sung thêm các loại thức ăn tinh hỗn hợp, thức ăn động vật như côn trùng, ốc, giun đất, thức ăn bổ sung chất khoáng.
Tuy nhiên thức ăn cứng vẫn phải bắt buộc có trong khẩu phần ăn của dúi, lượng thức ăn mềm chiếm ít hơn vì theo một số nghiên cứu, nếu cho ăn quá nhiều thức ăn mềm sẽ làm dúi bị tiêu chảy.
Khẩu phần thức ăn trung bình cho 1 con/ngày như sau:
– Dúi 2 – 3 tháng tuổi: 50 – 100g rau, củ quả; 5 – 10g thức ăn hỗn hợp và 5 – 10g lúa, ngô, đậu các loại.
– Dúi 3 – 6 tháng tuổi: 100 – 250g rau, củ, quả; 10 – 15g thức ăn tổng hợp; 5 – 15g thức ăn hạt thóc, đậu và 3 – 10g khô dầu lạc, khô dầu dừa.
– Dúi 6 – 9 tháng tuổi: 250 – 350g rau, củ, quả; 15 – 30g thức ăn tổng hợp; 15 – 30g thức ăn hạt các loại và 10 – 20g khô dầu lạc, khô dầu dừa.
Với công thức ăn nuôi trên, bà con lưu ý:
Nguồn thức ăn hỗn hợp bổ sung có thể dùng cám viên cho dúi ăn. Nhiều trường hợp bà con tự sản xuất thức ăn dạng viên cho dúi thông qua việc tận dụng các loại phụ phẩm, bột nghiền, chế phẩm sinh học trộn đều sau đó cho vào máy ép cám viên.
Nguồn cám viên tự làm này có giá thành rẻ lại đảm bảo an toàn chất lượng. Đặc biệt với nguồn thức ăn này, dù dúi mập mạp nhưng thịt vẫn nạc, thơm ngon, không bị mỡ, cân nặng cũng tăng từ đó cho hiệu quả kinh tế cao.
Đối với nguồn thức ăn là khô dầu lạc, khô dầu dừa, trường hợp không có, bà con có thể thay thế bằng kiến, mối, sâu, bọ, giun đất. giun quế…
Khi cho ăn, bà con nên quan sát trong khoảng 12 tiếng nếu chúng bỏ thừa thì lần sau sẽ giảm bớt thức ăn, còn nếu chúng ăn hết thì lần sau có thể bổ sung thêm cho nhanh lớn.
Nếu cho dúi ăn thức ăn nhiều nước như củ quả tươi thì chúng hầu như không phải uống thêm nước hoặc sẽ uống rất ít nước.
Làm chuồng nuôi
Địa điểm nuôi dúi lý tưởng là một khu thật yên tĩnh (điều này đặc biệt quan trọng trong quá trình nuôi dúi sinh sản). Chuồng dúi nên tránh ánh sáng trực tiếp (trong tự nhiên ngày dúi ngủ trong hang, tối mới ra ngoài đi kiếm ăn). chuồng nuôi sinh sản mỗi ô rộng khoảng 50cm, dài 0,8 – 1m, xây tường cao 70cm bên trong tô xi măng thật láng hoặc ốp gạch men (gạch loại), nền bê tông hoặc lát gạch. Mỗi ô chuồng dùng cho một con. Làm chuồng nuôi thương phẩm, mỗi ô chuồng rộng khoảng 2m2 trở lên, xây tường cao 70cm trở lên. Trong chuồng đặt các ống cống nhỏ hoặc các gốc cây, số lượng này phụ thuộc vào mật độ đàn nuôi thương phẩm. Chú ý mật độ càng nhiều thì cần nhiều ống và các loại gốc cây để chúng trú ẩn, tránh nhau để không cắn nhau…
Có thể sử dụng chuồng nuôi thương phẩm để nuôi sinh sản, tuy nhiên người nuôi dúi cần phải nhận biết được khi nào con dúi cái mang thai và phải tách nó ra trước khi nó sinh sản, nếu không khi sinh sẽ bị con khác ăn con hoặc có thể dúi mẹ cũng ăn con. Cần chú ý phải cho ăn đủ thức ăn để tránh khi đói dúi cắn nhau. Ngoài ra, cần bố trí các vật trú ngụ sao cho phù hợp để hạn chế tối đa chúng cắn nhau.
Bệnh của dúi và cách phòng ngừa
Để phòng bệnh cho dúi, chuồng trại phải đảm bảo khô ráo, sạch sẽ và thoáng mát, tránh mưa tạt, gió lùa, nắng nóng và không cần ánh sáng trực tiếp… Con dúi là động vật hoang dã, mới được thuần hóa, sức đề kháng rất mạnh nên ít dịch bệnh. Tuy nhiên, dúi vẫn bị một số bệnh thông thường như bệnh ký sinh trùng ngoài da, bệnh đường ruột…